Mới ngày vừa qua, Hương Tràm đã chia sẻ hình ảnh đôi bàn tay của mình bị bong tróc, trầy xước rất nhiều lớp trên da kèm dòng trạng thái trên trang cá nhân: 'Làm sao để ngưng việc này lại hả Tràm ...'. Sau chia sẻ này, người hâm mộ tỏ rõ sự lo lắng và bất an trước tình trạng sức khỏe của giọng ca 'Duyên Mình Lỡ'.
Phần da tay của Hương Tràm bị bong tróc, trầy trụa, thậm chí còn có phần sưng đỏ.
Từ phía đại diện của nữ ca sĩ cho biết, trong khoảng thời gian gần đây, Hương Tràm liên tục rơi vào tình trạng căng thẳng đến nỗi mất ngủ. Mỗi lần như vậy, cô đều tự mình bóc da tay đến mức có lúc còn túa ra máu. Ekip làm việc cùng Hương Tràm đã nhiều lần cảnh báo cô nên dừng hành động này lại nhưng cô không thể kiểm soát được và vẫn tiếp tục tái diễn.
Căng thẳng thần kinh (stress) là một trạng thái cảm xúc bất ổn về tinh thần. Khi gặp căng thẳng quá mức, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy buồn phiền, chán nản, lo âu... gây ảnh hưởng đến các hoạt động trong ngày.
Dưới áp lực từ công việc hay các mối quan hệ xã hội, stress là một tình trạng chung mà hầu hết nhiều người đều gặp phải thường xuyên. Tâm lý căng thẳng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta theo nhiều cách. Đặc biệt, nó không chỉ tác động đến thần kinh mà còn gián tiếp gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe như huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì...
Nguyên nhân từ đâu gây ra tình trạng căng thẳng?
Có 2 yếu tố chính sẽ tác động đến cơ thể:
- Yếu tố bên ngoài:bao gồm các sự kiện lớn trong cuộc sống như công việc, bạn bè, người thân hoặc do môi trường sống như ánh sáng hoặc tiếng ồn quá mức.
- Yếu tố bên trong: xảy ra trong chính cơ thể của bạn và do chính bản thân bạn tự tạo ra. Có thể là do không đạt được những kỳ vọng trong thực tế, tiêu thụ quá nhiều đồ có cồn, caffeine, rơi vào tình trạng mất ngủ thường xuyên...
Triệu chứng nào cảnh báo bạn đang gặp căng thẳng quá mức?
Stress có thể ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta về mọi mặt như thể chất, tinh thần, cảm xúc, hay hành vi. Một số triệu chứng điển hình gồm có:
- Thể chất: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau nhức cơ bắp (nhất là ở vùng cổ, vai và lưng), tim đập nhanh, đau ngực, buồn nôn...
- Tinh thần:giảm sự tập trung và mất khả năng ghi nhận thông tin, thiếu quyết đoán, lú lẫn...
- Cảm xúc: lo âu, bồn chồn, thất vọng, sợ hãi, thiếu kiên nhẫn, nóng tính...
- Hành vi: mất kiểm soát cơ thể, ăn uống nhiều, la hét, ném đồ đạc, cắn móng tay, bóc da tay...
Phải làm gì để đối phó với tình trạng căng thẳng?
Nhiều chuyên gia cũng khuyên rằng, để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống thì bạn nên kết hợp giữa các hoạt động trong ngày để thư giãn và kiểm soát cơ thể. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm bớt căng thẳng mà bạn có thể thực hiện hàng ngày:
- Tập thể dục thường xuyên, có thể chọn một số bộ môn như yoga, thiền... để điều hòa cảm xúc.
- Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng.
- Đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, làm việc quá sức.
- Dành thời gian cho cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi, hạn chế áp lực trong công việc.
- Chú ý tới những thay đổi khác lạ trên cơ thể để chủ động chữa trị từ sớm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!