Không giống với các căn bệnh tự miễn dịch như vảy nến móng vì nấm móng tay chân có thể chữa khỏi hoàn toàn tận gốc mà bệnh không quay trở lại. Vậy nên tránh tổn thương cho bản thân mình bạn nên biết những thông tin cần thiết về việc phải làm gì khi bịnấm móng trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh nấm móng
Vệ sinh kém
Những người có thói quen vệ sinh không đảm bảo đặc biệt là vùng móng tay, móng chân sẽ khiến vi nấm có điều kiện thuận lợi thâm nhập và gây bệnh.
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại
Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa như xăng, xà phòng, hóa chất công nghiệp đều tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh.
Nguồn nước nhiễm bẩn
Việc sử dụng nước bẩn hàng ngày sẽ khiến vi khuẩn trong nước bẩn xâm nhập vào cơ thể.
Cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch kém
Những người cơ địa dễ mẫn cảm, dị ứng và hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị nhiễm nấm.
Di truyền
Những người có người thân trong gia đình bị bệnh thì khả năng bị nhiễm bệnh cũng cao hơn.
Do tiếp xúc
Những người tiếp xúc với các yếu tố có thể chứa mầm bệnh như bể bơi, dùng chung khăn tắm, quần áo, bao tay... đều có khả năng nhiễm bệnh.
2. Những triệu chứng, biểu hiện của bệnh nấm móng
Nấm trên bề mặt móng
Móng chân hoặc tay lúc này có màu trắng hoặc đen đây là hiện tượng rối loạn màu sắc móng, nguyên nhân được tìm ra nhiều là do nấm Interdigitale và Trichophyton mentagrophytes.
Nấm ở dưới móng, phần ngọn và hai bên móng
Phần dưới móng trở lên dày, móng bị tách khỏi nền móng, da quanh móng bị viêm. Nguyên nhân chủ yếu là do nấm Trichophyton rubrum.
Nấm ở dưới móng, phần gốc móng
Nguyên nhân do nấm Candina, xuất hiện nhiều ở móng tay.
Nấm móng, xuất hiện teo móng
Gần như tất cả các thành phần của móng đều bị tổn thương, khả năng lây lan ra các móng là rất cao.
3. Phải làm gì khi bị nấm móng?
Về bản chất, bạn cần hiểu rõ rằng việc điều trị bệnh nấm móng chính là việc chủ yếu tập trung tiêu diệt các vi nấm gây bệnh, và phục hồi những phần tổn thương donấm móng gây ra. Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể dùng trị nấm móng mà bạn có thể lựa chọn để phù hợp với bản thân như dùng thuốc tây y, mẹo dân gian trị nấm hay công nghệ hiện đại... một vài các trị nấm mà bệnh nhân có thể tham khảo hiện nay như:
Thuốc tây y
Hiện nay với những tiến bộ của y học hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra nhiều thuốc trị bệnh nấm móng, giúp khắc phục các triệu chứng dấu hiệu của bệnh. Thuốc dùng trị bệnh thường là thuốc bôi và một số loại thuốc uống kết hợp cho tác dụng cả trong lẫn ngoài giúp trị khỏi bệnh nhanh hơn.
Các loại thuốc dùng bôi tại chỗ
Thông thường loại thuốc bôi trị nấm mónghay được sử dụng nhất là thuốc Ciclopirox dạng thuốc sơn móng được dùng điều trị nhiều loại vi nấm như nấm sợi, nấm mốc và cho hiệu quả khá tốt. Các tổn thương cũng hồi phục lành dần. Thường dùng kết hợp thêm các loại thuốc trị nấm giúp hiệu quả cao hơn.
Thuốc uống trị bệnh
Thuốc Itraconazole: Đây là loại thuốc được sử dụng để tiêu diệt các loại nấm sợi, nấm men, nấm mốc. Thường được kết hợp áp dụng liên tục trong vòng 12 tuần liên tiếp cho vi nấm bị loại bỏ hoàn toàn phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Tỷ lệ khỏi bệnh của loại thuốc này chiếm gần 75%, khả năng tái phát trở lại thấp.
Thuốc Terbinafine: Loại thuốc này dùng để điều trị nấm móng tay móng chân có nguyên nhân do nấm sợi gây ra, thuốc được đánh giá là cho hiệu quả tốt hơn thuốc itraconazone, một sốtác dụng phụ của thuốc gây ra như rối loạn vị giác, dị ứng nổi ban đỏ...
Thuốc Fluconazole: Dùng đặc trị tốt loại nấm candida và dùng mỗi tuần 1 lần và đều đặn trong 3 tháng.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc tây y để chữa nấm móng thường có thể kèm theo một số tác dụng phụ có hại tới cơ thể nhất là thuốc kháng nấm. Bởi vậy, nếu muốn dùng thuốc tây y để chữa nấm móng, bạn nên tuân thủ theo đơn, phác đồ của bác sĩ chuyên khoa da liễu để khắc phục điều trị bệnh thành công.
4. Chữa nấm móng bằng các phương pháp dân gian
Tuy chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng đã có khá nhiều người thành công trong việc chữa khỏi bằng một số phương pháp dân gian sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên dưới đây:
Tinh dầu dừa
Tinh dầu dừa vừa có tính kháng khuẩn lại có chứa nhiều dưỡng chất tốt giúp phục hồi tế bào nhanh. Bạn chỉ cần sử dụng tinh dầu dừa thoa đều lên các vùng móng bị nấm, tốt nhất là dùng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Kiên trì trong 1 tháng mới thấy được công dụng trị nấm tốt nhất.
Lá trầu không trị bệnh nấm móng
Lá trầu không có tính kháng khuẩn cao nên rất hữu dụng trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, đặc biệt trong điều trị nấm móng lá trầu không cho công dụng khá hiệu quả khá tốt mà bạn không nên bỏ qua. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá trầu không vò nát rồi đem nấu nước, cho vào vài hạt muối rồi chờ sôi khoảng 5 phút. Chờ nước nguội bớt rồi ngâm tay chân, kiên trì một thời gian sẽ thấynấm móng giảm đi rõ rệt
Tinh dầu trà xanh
Tinh dầu trà xanh có chứa chất terpenoid và nhờ đó nó có tính kháng nấm khá tốt. Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy vài giọt tinh dầu dừa dùng thoa đều lên vùng móng bị tổn thương, massage nhẹ nhàng cho các dưỡng chất thấm sâu cho hiệu quả trị nấm tốt hơn.
5. Lưu ý trong cách điều trị và phòng tránh bệnh nấm móng
Bệnh nấm móng cũng như nhiều bệnh khác nên điều trị càng sớm càng tốt, không nên để bệnh nặng mới điều trị. Song song với việc điều trị không thể thiếu cách phòng tránh, vì thế hãy lưu ý 4 điều dưới đây để bản thân và người xung quanh không phải là đối tượng có nguy cơ bị bệnh.
Khi làm việc nên mang bao tay để tránh móng bị ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển.
Hạn chế tiếp xúc với nước, các chất tẩy rửa như xà phòng giặt, nước rửa chén. Chỉ tiếp xúc khi cần thiết như tắm gội, vệ sinh tay khi cần thiết như sau khi đi vệ sinh.
Rửa tay sạch sau khi đụng chạm vào móng bệnh.
Không cắt, cạy hay can thiệp vào vùng da quanh móng.
Nấm móng tuy không nguy hiểm nhưng rất khó điều trị, cần có cách điều trị nấm móng đúng phương pháp, thực hiện theo nguyên tắc sạch, tiêu diệt vi khuẩn gây nấm tại chỗ và phòng tránh chắc chắn bệnh sẽ chóng lành.
Trương Thủy
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!