Phải làm gì khi mẹ đang cho con bú bị thủy đậu?

Bạn Cần Biết - 11/24/2024

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá và cần thiết cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể của mẹ cũng khỏe mạnh và đảm bảo được nguồn dinh dưỡng thiết yếu này cho con. Một trong những bệnh có thể lây truyền qua đường sữa mẹ đó là thủy đậu. Vậy nếu mẹ đang cho con bú bị thủy đậu thì phải làm sao? Cùng nghe câu trả lời của Lily & WeCare ở dưới đây nhé.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá và cần thiết cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cơ thể của mẹ cũng khỏe mạnh và đảm bảo được nguồn dinh dưỡng thiết yếu này cho con. Một trong những bệnh có thể lây truyền qua đường sữa mẹ đó là thủy đậu. Vậy nếu mẹ đang cho con bú bị thủy đậu thì phải làm sao? Cùng nghe câu trả lời của Lily & WeCare ở dưới đây nhé.

1. Thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do một loại virus là Varicella – Zoster gây ra. Bệnh thủy đậu rất dễ bị lây nhiễm, chủ yếu thông qua đường hô hấp khi hai người tiếp xúc, nói chuyện với nhau. Khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thì dịch tiết có chứa virus sẽ bắn ra, nếu người khác hít phải dịch tiết này thì cũng sẽ nhiễm bệnh.

Phải làm gì khi mẹ đang cho con bú bị thủy đậu?

2. Thủy đậu có thể lây qua những đường nào?

Như đã nói ở trên, bệnh thủy đậu chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp. Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể bị lây nhiễm một cách gián tiếp khi một người tiếp xúc với các nốt đậu khi nốt đậu vỡ hoặc loét ra. Lúc đó, người tiếp xúc cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Một trong những khả năng có thể lây nhiễm bệnh thủy đậu nữa là từ mẹ sang con. Khi mang thai, mẹ càng bị thủy đậu gần ngày sinh thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu càng lớn. Đối với những bà mẹ đang cho con bú bị thủy đậu, bệnh có thể lây nhiễm từ mẹ sang con nếu như mẹ có nhiều tiếp xúc với bé như ôm, hôn, hoặc cho bé bú sữa mẹ.

3. Phải làm gì khi mẹ đang cho con bú bị thủy đậu?

Phải làm gì khi mẹ đang cho con bú bị thủy đậu?

Chích ngừa thủy đậu trước khi có con

Thời điểm dễ phát tán và lây lan bệnh nhất là giai đoạn ủ bệnh, trước khi người bệnh nổi bóng nước 2- 3 ngày, sau đó kéo dài từ 2 – 3 tuần. Những biểu hiện đầu tiên của thủy đậu có thể là mẹ bị sốt (từ 38 -38,5 độ C). Người bệnh thường có những biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, hay cáu gắt, trong một vài trường hợp thì có cảm giác đau đầu hoặc đau nhức các cơ bắp.

Đối với những mẹ đang cho con bú bị thủy đậu, trong thời gian mắc bệnh, mẹ nên áp dụng những nguyên tắc như giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt, tắm rửa bằng nước ấm, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và giảm các nguy cơ biến chứng thủy đậu, uống nhiều nước... Nếu có những biện pháp kiêng cữ và giữ gìn vệ sinh cẩn thận, bệnh sẽ tự hết sau khoảng 10 -15 ngày từ ngày sốt phát ban.

Mẹ bị thủy đậu trong giai đoạn đang cho bé bú sữa thì vẫn có thể cho bé bú sữa nhưng cần phải rất thận trọng khi cho bé bú. Khi cho bé bú sữa, mẹ cần lưu ý những điểm sau đây.

  • Nếu mẹ đang bị thủy đậu ở trong giai đoạn đầu thì mẹ nên vắt sữa ra bình và nhờ người khác cho bé bú. Hạn chế sự tiếp xúc giữa mẹ và bé, tốt nhất là cho bé ngủ riêng và cách ly mẹ. Vì bé còn nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên mẹ cần chú ý tới việc phòng ngừa bệnh lây nhiễm cho bé.

  • Nếu bé không chịu bình mà chỉ bú mẹ trực tiếp thì bạn cần phải mang khẩu trang khi cho bé bú. Đặc biệt, hạn chế nói chuyện và tiếp xúc nhiều với trẻ để hạn chế các dịch tiết bắn ra. Ngoài ra, mẹ cũng phải chú ý là không để bé cọ xát vào những nốt đậu làm vỡ và nước dịch này dính vào người bé sẽ khiến bé cho bị lây nhiễm bệnh.

  • Bạn nên cắt móng tay của bé để tránh việc bé dùng móng tay cào và làm bong các vết rạ, dịch tiết ra và sẽ làm bé bị nhiễm bệnh.

Lời khuyên tốt nhất dành cho các chị em phụ nữ đó là nên chích ngừa thủy đậu trước khi có con (nếu trước đây chưa từng bị). Vì nếu đã chích ngừa trước đó thì khi mẹ đang cho con bú bị thủy đậu, các kháng thể sẽ theo đường sữa vào trong cơ thể và bảo vệ bé cho dù bé có phải tiếp xúc với các mầm bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!