Phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ?

Kiến Thức Y Học - 04/24/2024

Nhiều chị em khi sinh thường phải rạch tầng sinh môn và tiến hành khâu lại tầng sinh môn sau khi sinh xong. Tuy nhiên có không ít trường hợp chị em sau khi về nhà các vết khâu tầng sinh môn bị đứt chỉ khiến các chị em lo lắng. Vậy vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ phải làm gì?

Nhiều chị em khi sinh thường phải rạch tầng sinh môn và tiến hành khâu lại tầng sinh môn sau khi sinh xong. Tuy nhiên có không ít trường hợp chị em sau khi về nhà cácvết khâu tầng sinh môn bị đứt chỉ khiến các chị em lo lắng. Vậy vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉphải làm gì?

Phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ?

1. Việc rách tầng sinh môn và âm đạo có thường gặp không?

Bất cứ mẹ nào sinh thường (và thỉnh thoảng cũng xảy ra đối với cả những mẹ phải chuyển dạ lâu trước khi sinh mổ) cũng có thể bị đau vùng tầng sinh môn sau sinh.

Việc bị rách và rách sâu ở tầng sinh môn (khu vực giữa âm đạo và hậu môn) và đôi khi cả cổ tử cung cũng khá phổ biến, vì bị đầu bé chèn ép không ít khi chui ra ngoài. Có đến một nửa các mẹ sẽ có ít nhất một vết rách nhỏ sau khi sinh em bé, và bất cứ ai sinh thường cũng đều có nguy cơ.

Vết rách độ một (khi chỉ rách phần da) và vết rách độ hai (khi rách phần da và cả phần cơ của âm đạo) là 2 loại rách thường gặp và dễ xảy ra nhất. Các loại vết rách nghiêm trọng như vết rách độ ba (rách đến sát gần trực tràng và ảnh hưởng đến da và các mô âm đạo, các cơ tầng sinh môn) hay vết rách độ bốn (thậm chí cắt vào đến các cơ của cơ vòng hậu môn) là những trường hợp ít gặp hơn nhiều.

Phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ?

2. Khâu các vết rách

Ở đa số các trường hợp, vết rách cần được khâu lại (thường bắt buộc đối với các vết rách dài hơn 2cm). Sau khi vết rách được khâu lại, các mẹ có thể sẽ có cảm giác bị đau ở vùng này khi chạm vào trong thời gian hồi phục.

3. Mất bao lâu để hồi phục?

Cũng như đối với bất kỳ vết thương vừa mới khâu nào, vùng bị rách sâu hoặc bị rạch tầng sinh môn sẽ mất một khoảng thời gian để có thể lành lại, thường từ 7 – 10 ngày. Vết thương của bạn có khả năng sẽ bị đau trong một vài tuần; vì vậy, lúc này hãy cứ bình tĩnh, đừng quá lo lắng.

4. Chăm sóc vết rách âm đạo như thế nào sau khi sinh?

Bản thân chỗ bị khâu sẽ tự liền lại qua thời gian, nhưng quan trọng là các mẹ nên tuân theo những sự hướng dẫn của bác sỹ và y tá về việc vệ sinh vùng tầng sinh môn sau sinh nhằm để giảm đau, đề phòng nhiễm trùng và thúc đẩy vết thương chóng lành. Để giữ tầng sinh môn được khỏe mạnh và vết khâu mau lành lại, bạn cần:

  • Giữ sạch vùng này bằng cách phun nước ấm lên trong và sau khi đi tiểu.

  • Thấm khô (không cọ xát) bằng miếng gạc hoặc khăn giấy đi kèm theo băng vệ sinh được bệnh viện khuyên dùng.

  • Thay một miếng băng vệ sinh mới ít nhất là mỗi 4 – 6 giờ.

  • Hãy để nó tự lành và tốt hơn hết không nên có động vào vết khâu. Nếu bạn cứ liên tục chạm vào để kiểm tra xem vùng tầng sinh môn đã lành thế thì nó sẽ càng lâu lành hơn.

  • Đi vệ sinh đều đặn. Bạn càng đi đại tiện được sớm thì sẽ càng tốt hơn về mọi mặt (đừng sợ nếu mất một vài ngày bạn mới đi được). Việc bạn sợ sẽ làm chỗ khâu bị bung chỉ ra trong khi đi vệ sinh là dễ hiểu, nhưng đừng lo, nó sẽ không rách đâu. Để dễ dàng và nhanh chóng đại tiện được, bạn nên ăn uống những đồ nhiều chất xơ (ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi), uống nhiều nước, và, ngay khi cảm thấy đã sẵn sàng, hãy đứng lên và đi dạo một vòng ngắn. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về chất làm mềm phân hoặc thuốc nhuận tràng nhẹ.

Phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ?

5. Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ

Vết khâu tầng sinh môn sau sinh ở phụ nữ giống như những vết khâu trên những vùng khác của cơ thể. Quá trình hồi phục của các vết may này cần trải qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn chảy máu (hemostasis): Những tổn thương bắt đầu kéo dài thời gian trong suốt 3 tiếng.

- Giai đoạn xung huyết (inflammatory): Sau thời gian cầm máu, kéo dài đến 3 ngày sau đó.

- Giai đoạn tăng sinh (proliferation): Sau thời gian xung huyết và kéo dài khoảng từ ngày 3-21 ngày từ khi tổn thương.

Vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ có thể do quá trình làm vệ sinh sau khi khâu chưa được làm sạch, để lại nhiều dị vật khiến vết khâu chưa hồi phục. Hoặc trong thời gian đầu, tổ chức mô ở tầng sinh môn còn bở và chưa được chuẩn bị tốt nên chỉ khâu sẽ làm đứt các mô đó gâyvết khâu tầng sinh mônbị đứt chỉ làm cho vết thương càng khó lành. Ngoài ra, còn do thói quen của một số chị em ngồi lệch một bên, bế con, thay tã hoặc đi lại nhiều gây làm vết khâu này bị hở và rách.

6. Vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ phải làm gì?

Vết khâu tầng sinh môn bị bục chỉ sẽ dễ dàng gây ra các nhiễm trùng. Bởi vậy, việc đầu tiên là các chị em cần đến ngay các cơ sở y tế phụ khoa để thăm khám. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tầng sinh môn ở mức độ tổn thương nào và tư vấn đưa ra những phương án xử lý kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó, các chị em cần đặc biệt chú ý vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, đúng cách, luôn giữ vùng kín khô ráo vì vết thương thở ở vùng này rất nhạy cảm và hay bị nhiễm trùng.

Khi vết khâu tầng sinh mônbị đứt chỉ sẽ làm cho quá trình hồi phục diễn ra chậm, gây đau đớn và để lại sẹo. Chính vì vậy các chị em nên giải quyết và xử lý nhanh chóng vấn đề này tránh những nguy hiểm biến chứng có thể xảy ra.

Tùy vào tình trạng tổn thương của tầng sinh môn mà có thể dùng biện pháp massage cho vết sẹo mềm mại hoặc phẫu thuật thẩm mỹ lại.

Khi các chị em rơi vào tình trạngvết khâu tầng sinh môn bị rách cũng không nên quá lo sợ mà hãy hành động tích cực bằng cách chủ động thăm khám kịp thời tại những cơ sở và bệnh viện uy tín.

Xem thêm:

  • Thời gian lành vết khâu tầng sinh môn mà chị em cần biết
  • Vết khâu tầng sinh môn bị cứng thì phải làm sao?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!