Phải làm sao khi ngủ ngáy trong thời gian mang thai?

Kiến Thức Y Học - 03/29/2024

Ngủ ngáy thường liên quan đến hiện tượng thừa cân. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai tăng cân nhanh trong thai kỳ cunxg có thể ngủ ngáy. Theo các số liệu thống kê, có tới khoảng 25% phụ nữ mang thai ngủ ngáy trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, ngủ ngáy trong thời gian mang thai còn tiền ẩn một số nguy cơ khi mang bầu, trong đó có bệnh tiểu đường.

Ngủ ngáy thường liên quan đến hiện tượng thừa cân. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai tăng cân nhanh trong thai kỳ cunxg có thể ngủ ngáy. Theo các số liệu thống kê, có tới khoảng 25% phụ nữ mang thai ngủ ngáy trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, ngủ ngáy trong thời gian mang thai còn tiền ẩn một số nguy cơ khi mang bầu, trong đó có bệnh tiểu đường.

1.Nguyên nhân phụ nữ mang thai ngủ ngáy

  • Sự gia tăng sản xuất hormone Estrogen, chất béo quanh vùng cổ dẫn tới ngáy
  • Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng lên, để đảm bảo đủ máu nuôi dưỡng cho thai nhi khiến cho các mạch máu giãn mở rộng. Màng mũi cũng có thể sưng, gây cản trở đường hô hấp và dẫn tới ngáy

2.Nguy cơ tiềm ẩn khi phụ nữ mang thai ngủ ngáy

Tiền sản giật

Ngáy kèm với phù chân tay, tăng huyết áp, tăng protein trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Nếu thấy cơ thể có các triệu chứng sau: mờ mắt, nôn, buồn ngủ vào ban ngày, nhức đầu, có bất thường chức năng gan... rất có thể bạn đã mắc tiền sản giật và nên đi khám ngay.

Ngừng thở khi ngủ

Nếu ngáy quá nhiều, có thể là dấu hiệu của việc ngừng thở khi ngủ. Lúc này, bạn có thể ngừng thở trong vòng 10 phút, dẫn đến thiếu oxy, dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng trong sự phát triển của thai nhi

Tiểu đường

Theo 1 nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, thực hiện khảo sát trên 189 phụ nữ mang thai giai đoạn 6 tuần đến 20 tuần, kết quả cho thất tỷ lệ phụ nữ mang thai ngủ ngáy mắc bệnh tiểu đường chiếm tới 14.3%, những người không ngủ ngáy chỉ chiếm 3.3% nguy cơ mắc tiểu đường. Như vậy, phụ nữ ngủ ngáy trong thời gian mang thai không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của những ông chồng mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Những em bé có mẹ bị tiểu đường thường có cân nặng lớn hơn dẫn đến khó sinh thường và tăng nguy cơ béo phì lúc trưởng thành.

Phải làm sao khi ngủ ngáy trong thời gian mang thai?

Nên đi khám bác sĩ nếu thấy những bất thường cùng việc ngủ ngáy

3.Cách khắc phục ngủ ngáy ở phụ nữ mang thai

Nếu ngủ ngáy trong thời gian mang thai không liên quan đến tình trạng bệnh lý, sau khi sinh xong sẽ tự nhiên hết. Ở một số phụ nữ, sau khi sinh xong 1, 2 tháng mới hết ngủ ngáy. Với trường hợp này, bạn chỉ cần nằm nghiêng đi ngủ sẽ thấy thoải mái hơn và giảm ngáy. Cũng có thể kiếm soát ngáy trong thời gian mang thai bằng cách tránh dùng thuốc ngủ, tránh đồ uống có cồn, tránh sử dụng thuốc lá và các chất kích thích cũng như duy dùy trọng lượng vừa phải, tăng cần hợp lý trong quá trình mang thai.

Với trường hợp ngủ ngáy liên quan đến bệnh lý, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và cho lời khuyên cũng như cách điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Phải làm sao khi ngủ ngáy trong thời gian mang thai?

Nằm nghiêng có thể khiến bà bầu dễ chịu hơn và giảm ngáy khi ngủ

Ngủ ngáy trong thời gian mang thai tưởng chừng như là một vấn đề đơn giản nhưng cũng có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho chính phụ nữ mang thai và thai nhi. Chính vì vậy, cần sớm phát hiện để có những can thiệp y tế kịp thời với tình trạng này.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!