Đau bụng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa triệu chứng đau bụng do đau dạ dày với các loại đau bụng khác dẫn đến việc sai lầm khi điều trị. Vậy phân biệt đau dạ dày với các loại đau bụng khác có dấu hiệu như thế nào? Hôm nay Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về đau dạ dày để các bạn phân biệt được đâu là đau dạ dày, đâu là đau bụng bình thường.
Những vị trí thường đau ở bụng
Như các bạn đã biết thì phần bụng là phần được tính từ mũi ức xuống tận dưới đáy bụng. Ổ bụng sẽ được phân thành 2 vùng chính là vùng thượng vị (vùng trên rốn ) và vùng hạ vị ( vùng dưới rốn). Trong ổ bụng sẽ có những bộ phận sau: dạ dạy – tá tràng, gan, lách, tuỵ tạng, hệ thống mật (đường dẫn mật và túi mật), ruột (đại tràng, ruột non, mạc treo, trực tràng, hậu môn), hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang), riêng với phụ nữ còn có tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo.
Đau bụng sẽ có nhiều kiểu khác nhau có những cơn đau bụng đơn giản chỉ do chúng ta ăn quá nhiều loại thức ăn trong một lần như thực phẩm sinh hơi, thực phẩm giàu chất béo, trường hợp này đau bụng chỉ kéo dài vài giờ cho đến vài ngày sau khi ta tiêu hóa hết thì sẽ trở lại bình thường, loại đau bụng này không nguy hiểm nhưng cũng cẩn thận với hệ tiêu hóa của bạn.
Tuy nhiên, một số trường hợp đau bụng là dấu hiệu cảnh báo sớm của những bệnh lý nặng hơn liên quan đến các nội tạng bên trong ổ bụng. Ở những trường hợp có nguyên nhân đau bụng này rất phức tạp và đôi khi có thể xác định sai, chúng ta cần biết một số loại đau bụng nguy hiểm để nhanh chóng đến các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Phân biệt đau dạ dày với các loại đau bụng khác
Đau dạ dày
Đau dạ dày có biểu hiện thường xuyên đau ở vùng thượng vị (vùng trên rốn), cảm giác đau có thể đau nhói, đau âm ỉ, kèm theo nóng rát, đau có thể lan ra xung quanh và sau lưng. Đau khi đói hoặc khi ăn quá no, đau nhiều hơn vào mùa đông, đặc biệt là khi sử dụng các thực phẩm kích thích dạ dày như: rượu, bia, thức ăn chua, cay nóng...
Ngoài triệu chứng đau vùng thượng vị thì người bị đau dạ dày còn có các biểu hiện đi kèm như: ợ chua, ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn, chán ăn hay ăn không ngon miệng, thể trạng giảm sút, bụng chướng đầy hơi,... tình trạng nặng có thể gặp biến chứng xuất huyết dạ dày, khi này cơn đau trở nên dữ dội, nôn ra máu, đi cầu phân đen.
Các loại đau bụng khác dạ dày
Đau bụng do giun chui ống mật
Giun chui ống mật có triệu chứng đau ở vùng thượng vị và hạ sườn phải với tính chất cơn đau là đột ngột, dữ dội và quằn quại, thường nằm co ôm bụng hoặc tư thế phủ phục (nằm chổng mông) để đỡ đau. Ngoài ra còn kèm theo triệu chứng buồn nôn, có khi nôn đến đắng miệng.
Đối với mỗi trường hợp sẽ có biểu hiện khác nhau, và dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày, tắc ruột, lồng ruột.
Đau bụng do có thai ngoài tử cung
Phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường đau bụng nhiều dưới rốn, tùy theo khối thai nằm bên phải hay bên trái mà triệu chứng đau hơi lệch bên phải hay bên trái. Có thai ngoài tử cung bị đau bụng và chảy máu nhiều thì sẽ làm cho người bệnh choáng, tái nhợt, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt.
Đau bụng do viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và mổ kịp thời có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhân. Bệnh nhân đau bụng âm ỉ ở vùng hố chậu phải, kèm theo đó là triệu chứng sốt, buồn nôn, nôn bí đại và trung tiện, có khi đi phân lỏng và đặc biệt khi dùng đầu ngón tay ấn vào điểm ruột thừa McBurney thì rất đau,...
Tuy nhiên, nhiều trường hợp viêm ruột thừa có triệu chứng đau lan ra những vùng khác hoặc giảm nhạy cảm thì rất dễ nhầm lẫn, hoặc bệnh nhân thấy có biểu hiện đau bụng và uống thuốc giảm đau làm che lấp dấu viêm ruột thừa, đến khi vỡ ruột thừa gây đau bụng dữ dội phải cấp cứu.
Đau bụng do Hành kinh
Đau bụng khi hành kinh là biểu hiện sinh lý bình thường ở nữ giới. Đau bụng kinh thường ở vùng hạ vị hoặc hố chậu, đau nhẹ hoặc quằn quại kèm theo buồn nôn, thân nhiệt tăng, đau ngực. Nếu đau nhẹ thườn sau vài tiếng hoặc 1 ngày sẽ hết đau, nếu nặng, đau quằn quại, choáng váng thì cần được uống thuốc để giảm bớt
Đau bụng do gan mật
Đau do gan mật thì thường là do viêm gan, viêm túi mật hoặc do sỏi mật với cơn đau vùng dưới sườn phải.
Đau bụng do tắc ruột
Đau ở vùng hồi mang trành hay còn gọi là hố chậu phải, vùng quanh rốn hoặc mạn sườn. Cơn đau đột ngột hoặc âm ỉ, đôi khi đau thắt dữ dội.
Vì ruột bị tắc nên khi áp lực trong lòng ruột tăng cao làm trào ngược dịch tiêu hóa gây nôn ói, nôn xong vẫn không giảm được đau. Ban đầu bệnh nhân có thể trung tiện hoặc đại tiện được, sau đó bí trung đại tiện.
Đau bụng do hội chứng ruột kích thích
Đau bụng do hội chứng kích thích sẽ có biểu hiện đau bụng bên trên hoặc dưới rốn, bên trái hoặc phải rốn nhưng thường đau, khó chịu ở phần trên rốn, lệch về bên trái; cơn đau tăng lên khi lo lắng, căng thẳng,... Bất thường về đại tiện như: Đi ngoài phân không thành khuôn, có cảm giác đi ngoài chưa hết phân. Ngoài ra, còn thấy trướng bụng nhiều, sờ thấy những u cục nổi quanh vùng bụng,...
Đau bụng do viêm đại tràng mãn tính
Đau bụng vị trí dưới rốn hoặc ngay rốn, 2 bên mạn sườn, hố chậu trái, biểu hiện đau âm ỉ kèm theo cảm giác muốn đi đại tiện, sau khi đi cảm giác đau giảm bớt nhưng rồi sẽ xuất hiện lại, thường gặp sau khi ăn, nhất là ăn hoặc uống những món có chất kích thích như rượu bia, cà phê, thức ăn tanh lạnh...
Triệu chứng ung thư dạ dày tá tràng
5 dấu hiệu cảnh báo bạn sắp bị vỡ ruột thừa
Những thực phẩm giúp mẹ bầu ngăn ngừa viêm ruột thừa
Thoát khỏi bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp sau nhiều năm điều trị
Đau dạ dày có được ăn chuối tiêu không?
Cần lưu ý những cơn đau bụng nguy hiểm
Mặc dù đau bụng là triệu chứng thường gặp, phần lớn không nguy hiểm, nhưng cũng có một số trường hợp đau bụng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Hãy đến các trung tâm y tế để kiểm tra sớm nhằm phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm nếu bạn có các triệu chứng sau:
- Đau nặng, tái phát hoặc kéo dài.
- Đau liên tục ngày càng nặng hơn.
- Đau nhói ở phần bụng dưới phải có thể bị viêm ruột thừa cấp, trong vòng 24h phải được phát hiện và được chuyển đến trung tâm y tế kịp thời
- Thấy đau bụng mà kèm theo thở gấp, chóng mặt, xuất huyết, nôn hoặc sốt cao
- Đặc biệt với trẻ nhỏ vì chưa biết nói nên ta khó phát hiện , chuẩn đoán trẻ bị đau bụng. Hãy quan sát kỹ nếu thấy trẻ quấy khóc liên tục thì cần đưa đến bệnh viện sớm
Xem thêm:
- Đau dạ dày không nên ăn quả gì?
- Bị đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!