Phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Kiến Thức Y Học - 04/29/2024

Có phải cảm cúm và cảm lạnh đều là một? Làm sao để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh? Đó là vấn đề nhiều phụ huynh băn khoăn, trăn trở. Cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Có phải cảm cúm và cảm lạnh đều là một? Làm sao để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh? Đó là vấn đề nhiều phụ huynh băn khoăn, trăn trở. Cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân dẫn tới cảm cúm, cảm lạnh ở trẻ nhỏ?

1. Cảm cúm

Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra. Đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt, mệt mỏi toàn thân, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, ho khan, đau họng và sổ mũi.

2. Cảm lạnh

Là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó Rhinovirus chiếm phần lớn, riêng virus này lại có tới hơn 100 chủng khác nhau. Các loại virus khác cũng gây cảm lạnh có thể kể đến là: Enterovirus, Coronavirus... Do vậy trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều đợt trong một năm. Ước tính một trẻ dưới 6 tuổi khỏe mạnh một năm có thể bị cảm lạnh 6- 8 lần.

Phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Cảm cúm, cảm lạnh ở trẻ nhỏ lây truyền như thế nào?

Vấn đề các bậc phụ huynh cần quan tâm đó chính là con đường lây truyền bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Từ đó bố mẹ có thể dễ dàng giúp con tránh được bệnh.

Cảm cúm và cảm lạnh là bệnh lây truyền từ người này qua người khác qua đường hô hấp: ho, hắt hơi, nói chuyện, đụng chạm, tay trẻ dính chất tiết có virus của người bệnh rồi đưa lên miệng, mũi, mắt.

Ngoài ra trẻ có thể hít phải dịch tiết ( nước bọt, nước mũi) của người bệnh có chứa virus lơ lửng ngoài trời, hoặc gián tiếp tiếp xúc phải khi chơi đồ chơi...

Cảm lạnh và cảm cúm diễn ra quanh năm, nhưng chủ yếu gặp vào mùa khô lạnh như cuối đông hoặc đầu xuân.

Làm sao để biết trẻ bị cảm lạnh và cảm cúm?

Thực tế bố mẹ khó phát hiện và phân biệt cảm lạnh và cảm cúm là do biểu hiện của hai loại bệnh này khá giống nhau. Sau khi nhiễm virus 24-48 giờ người bệnh sẽ có biểu hiện:

- Sốt: cả cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ, việc bị sốt là biểu hiện đầu tiên. Tuy nhiên nếu cảm lạnh thì trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, không sốt. Đối với cúm, trẻ sẽ bị sốt cao đột ngột có thể trên 38,5 – 39 độ C.

- Ho: trẻ bị ho khan, sau 1-3 ngày có thể ho có đờm, nghẹt mũi, quấy khóc, lăn lộn khó ngủ, tắc mũi, không chịu bú mẹ.

- Sổ mũi: dịch xuất tiết lúc đầu trong, loãng nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ để ứ đọng nhiều bị nhiễm vi khuẩn thì dịch trở nên đục, xanh hoặc vàng.

- Trẻ bị hắt hơi

- Đau là một dấu hiệu của cúm, giúp phụ huynh phân biệt với cảm lạnh thông thường. Trẻ bị cúm thường đau đầu, đau cơ bắp, đau nhức khắp mình mẩy. Vì còn nhỏ nên trẻ không nói được mà chỉ khóc, quấy.

- Trẻ biếng bú sữa mẹ

- Trẻ bị sưng phù mí mắt, có gỉ mắt là dấu hiệu của cảm lạnh.

Cách phòng tránh cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ sơ sinh

- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều. Bé có thể cần ngủ trưa nhiều hơn bình thường hoặc ngủ thêm giấc.

- Đặt một vài cái khăn hoặc thêm tấm lót dưới đệm của bé, giúp bé nằm cao đầu để dễ thở hơn.

- Nhỏ nước muối vào mũi để giảm nghẹt mũi.

- Đặt máy tạo ẩm hoặc phun sương trong phòng bé hoặc đưa bé vào phòng tắm đầy hơi nước tắm trong khoảng 15 phút giúp thông thoáng mũi cho bé.

- Bôi kem mềm lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi.

- Tắm nước ấm hoặc nằm đệm sưởi để làm bớt tình trạng đau mỏi cơ, hơi nước từ vòi hoa sen nóng sẽ giúp trẻ dễ thở.

- Bổ sung nước cho trẻ bằng sữa mẹ, sữa bột hoặc nước.

Phân biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh

Điều trị cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ sơ sinh như thế nào?

1. Cảm cúm

- Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ bằng cách hút chất nhờn, giữ ấm không khí.

- Không tự ý cho trẻ sơ sinh uống thuốc nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Không cho trẻ sơ sinh uống thuốc không cần toa ( OTC) và các chế phẩm ho cảm.

2. Cảm lạnh

- Nhỏ nước muối sinh lý loại dùng cho trẻ sơ sinh giúp vệ sinh vùng mũi, họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi để con có giấc ngủ ngon.

- Xông hơi giúp giảm nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.

- Cho bé ăn uống đầy đủ như bình thường.

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi, hạn chế tối đa việc dùng thuốc. Khi trẻ có biểu hiện ốm, ho, sốt trên 38 độ C kéo dài quá 5 ngày, hãy đưa bé tới gặp bác sĩ để được khám và điều trị sớm.

- Cho con vệ sinh cá nhân thường xuyên để tránh lây lan cảm cúm. Tránh cho trẻ tiếp xúc với người ốm, những nơi đông người để không lây bệnh.

Với những chia sẻ phân biệt cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ sơ sinh, Lily & WeCare mong rằng các bậc phụ huynh sẽ phân biệt được 2 loại bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Đồng thời, cha mẹ có thể phòng tránh tốt bệnh cảm cúm, cảm lạnh cho trẻ.

Xem thêm:

  • Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ và cách điều trị ho cảm cúm
  • Những biện pháp khắc phục khi trẻ bị cảm lạnh và cúm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!