Một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi chính là hăm tã. Trong thực tế có rất nhiều cách để chống lại căn bệnh khó chịu này như hạn chế cho bé đeo bỉm, tã, mặc quần áo thoáng mát cho bé, cùng với giữ gìn vệ sinh cho cơ thể bé. Tuy nhiên, cách mà các mẹ hay dùng nhất chính là sử dụng phấn rôm. Vậy phấn rôm giúp chống hăm tã như thế nào và cách dùng phấn rôm để chống hăm tã ra sao?
Tìm hiểu sơ qua về phấn rôm
Phấn rôm cho bé là một loại bột có màu trắng, mọn, gồm nhiều công thức hóa học khác nhau nhưng thành phần chính của hầu hết các loại phấn rôm là bột talc. Đây là một khoáng chất có tác dụng ngậm nước, làm khô và mịn cơ thể. Thứ bột này không chỉ được sử dụng làm phấn rôm trẻ em mà còn được sử dụng làm mĩ phẩm, gạch men và thức ăn chăn nuôi. Phấn rôm gần như không gây dị ứng và tác dụng phụ, loại mĩ phẩm trẻ em này phù hợp với hầu hết các loại da.
Tác dụng của phấn rôm
Tác dụng chính của phấn rôm cho bé là ngăn hồ hôi tiết ra trên cơ thể, giúp cho da luôn được thông thoáng và khô ráo vì vậy nên đa số các mẹ thường dùng phấn rôm thoa lên da sau khi tắm xong cho bé để da bé luôn khô tháng, mềm mịn và không bị nổi mẩn ngứa vào mùa hè.
Tác dụng chính của phấn rôm cho bé là ngăn hồ hôi tiết ra trên cơ thể
Phấn rôm cũng được sử dụng khi bé nhà bạn bị rôm xảy hay hăm tã.
Tuy nhiên, bạn không nên bôi quá nhiều phấn rôm do cơ thể bé vẫn còn non nớt nên ngay cả khi biết phấn rôm hoàn toàn lành tính bạn cũng không nên quá lạm dụng thứ bột này. Bột phấn rôm nếu dùng nhiều có thể gây viêm lỗ chân lông của bé và quá trình trao đổi chất cũng như thoát mồi hôi cũng bị trì trệ, ứ đọng gây ra bệnh lý phù nề.
Cách sử dụng phấn rôm cho bé để chống hăm tã cho bé
Nếu bạn thường xuyên sử dụng phấn rôm cho bé thì chỉ nên thoa ở hai vùng là lưng và mông của bé. Khi bôi phấn rôm, tuyệt đối không đổ trực tiếp phấn rôm lên cơ thể bé, điều này dễ khiến phấn rôm không được bôi đều, đôi khi còn vón cục gây ra ngứa ngáy. Các mẹ nên lấy một chút phấn rôm ra tay rồi thoa đều lên da bé, điều này không những làm giảm bớt được những nốt mụn nhọt do hăm mà còn giúp da bé được massgae nhẹ nhàng trở nên mềm mại và đàn hồi hơn.
Phấn rôm tuy có thể coi là một loại mĩ phẩm dành mẹ nhưng chắc chắn không phải dành cho bé, vậy nên không được bôi phấn rôm lên mặt, mũi hay vùng kín của bé. Những vùng ra mồ hôi nhiều như nách, đùi trong tuy luôn luôn cần được khô ráo nhưng bạn hãy cố gắng hạn chế sử dụng phấn rôm tại những vùng này. Do ra mồ hôi nhiều nên nếu những bộ phận này nếu được bôi quá nhiều phấn rôm sẽ tạo nên cảm giác hầm, bí, và bết dính.
Ngay khi tắm xong, bạn nên bôi phấn rôm cho trẻ trước khi cho bé mặc tã ló
7 loại hăm tã thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách điều trị mẹ thông thái nên biết
Các bệnh về da thường gặp khi mang thai
Những dấu hiệu cần cảnh giác ở trẻ bị ho
Xe tập đi cho bé bằng gỗ - sự lựa chọn thông minh của mẹ
Thực hư chuyện mẹ bầu kiêng chụp ảnh tránh con vô duyên
Phấn rôm cho bé như một loại thuốc chữa hăm tã vô cùng hiệu quả nên ngay khi tắm xong, bạn nên bôi phấn rôm cho trẻ trước khi cho bé mặc tã lót. Sau mỗi lần thay tã cũng nên rửa sạch và bôi một chút phấn rôm để cho cơ thể bé được thoáng mát và thoải mái.
Với những bé dã và đang bị hăm tã thì phấn rôm chỉ nên được dùng thoa mỏng lên vùng da bị bị hăm, và tốt nhất lên thoa vào buổi tối vì đây là thời gian bé có giấc ngủ dài nhất ngày.
Phấn rôm cho bé không chỉ nên được sử dụng vào mùa hè, vì thực tế thì các trường hợp trẻ hăm tã thường diễn ra vào mùa đông khi trời tiết lạnh. Mùa đông các mẹ hay quên thay tã cho con cũng như muốn con mặc bỉm tã cả ngày để đỡ bị lạnh. Đây chính là nguyên nhân khiến cho trẻ bị hăm tã gia tăng vào mùa đông, còn mùa hè thì bệnh ngoài da dễ gặp nhất chính là “rôm sảy”.
Nếu bạn muốn sử dụng phấn rôm cho bé giống như một loại thuốc chống hăm tã thì nên tìm hiểu về xuất xứ cũng như mùi hương của phấn rôm. Có nhiều người thậm chí vẫn bị dị ứng phấn rôm mặc dù thành phần trong phấn rôm vô cùng lành tính.
Bệnh hăm tã của bé cũng sẽ hết nêu như bạn biết cách sử dụng phấn rôm đúng đắn và hiệu quả.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!