Nấm mốc trông khá xấu xí và có khả năng ảnh hưởng sức khỏe của bạn dù bình thường chúng chỉ phát triển trên một miếng thức ăn cũ hay ấn nấp trên tường trong một căn phòng ẩm ướt. Bây giờ hãy hình dung cùng một loại nấm mốc như vậy phát triển trên da của bạn, hoặc thậm chí bên trong cơ thể bạn. Tuần này Tạp chí Y học New England có một câu chuyện rùng rợn như vậy với hình ảnh đính kèm của một người đàn ông xui xẻo đến từ Trung Quốc, người phải chiến đấu với nấm mốc làm tổ ngay trên cơ thể mình.
Người nông dân 65 tuổi, có câu chuyện xuất hiện trên tạp chí Hình ảnh trong phần Y học lâm sàng, đã đến gặp bác sĩ da liễu khi thấy phát ban kỳ lạ trên bàn tay phải và cẳng tay. Phát ban hình chiếc nhẫn, có vết loét và vỏ cứng, đã tăng dần theo năm tháng qua và người đàn ông nhớ lại điều này xuất hiện sau một lần cắt vào tay trong lúc làm vườn.
Hình ảnh đính kèm của một người đàn ông xui xẻo đến từ Trung Quốc, người phải chiến đấu với nấm mốc làm tổ ngay trên cơ thể mình.
Theo như bác sĩ của ông đã viết trong báo cáo trường hợp: Bệnh nhân đã tự điều trị bằng hỗn hợp nước ép và thảo dược, nhưng phát ban không được cải thiện. Vì vậy, họ đã lấy sinh thiết da và phát hiện đây là một loại nấm có tên là Sporothrix schenckii. Loại nấm này được tìm thấy trong đất và trên thực vật trên toàn thế giới, có liên quan đến nấm mốc trên thực phẩm cũ của bạn, gây ra một bệnh nhiễm trùng được gọi là bệnh nấm sâu sporotrichosis.
Các bệnh nhiễm trùng thường liên quan đến da, mô dưới da và xảy ra do sự xâm nhiễm của nấm từ thực vật và đất qua da. Đôi khi, bệnh có thể lan đến phổi, khớp hoặc các bộ phận khác của cơ thể, nhưng điều này thường chỉ xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc các bệnh tiềm ẩn khác.
Theo CDC, sporotrichosis là một loại nấm đôi khi được tìm thấy trên bụi hoa hồng, rêu sphagnum và cỏ khô. Mọi người bị nhiễm sporotrichosis khi nấm xâm nhập vào da, thường là qua vết cắt hoặc cạo trong khi xử lý thực vật bị ô nhiễm. Cũng có trường hợp nhiễm trùng đã được truyền sang người do mèo cào hoặc cắn.
Theo CDC, sporotrichosis là một loại nấm đôi khi được tìm thấy trên bụi hoa hồng, rêu sphagnum và cỏ khô.
Nhiễm trùng do nấm sâu sporotrichosis rất hiếm gặp. Mặc dù phổ biến hơn ở Châu Mỹ Latinh, Trung Quốc và các nơi khác trên thế giới nhưng căn bệnh được ước tính chỉ xảy ra 1/1.000.000 người mỗi năm.
Theo Tạp chí Da liễu Quốc tế, tài liệu y khoa vào năm 1971 cũng ghi lại trường hợp hai cậu bé 12 tuổi ở Long Island, New York, bị nhiễm căn bệnh này sau khi chơi quanh các thùng cỏ khô. Trước đó, một nhóm sinh viên đại học ở Florida đã bị nhiễm trùng sau khi xếp gọn những viên gạch phủ đầy rêu vào đất bị ô nhiễm, một người chăm sóc hoa hồng bị bệnh sau khi uống rượu tại nơi làm vườn, ngủ thiếp đi và bị gai đâm.
Người bị nhiễm nấm sâu sporotrichosis có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm, và tiên lượng nói chung là tốt miễn là nhiễm trùng ở bên ngoài da. Bệnh nhân ở Trung Quốc đã được cho dùng thuốc và liệu pháp nhiệt trong 2,5 tháng và phát ban đã hết hẳn.
Mọi người bị nhiễm sporotrichosis khi nấm xâm nhập vào da, thường là qua vết cắt hoặc cạo trong khi xử lý thực vật bị ô nhiễm, cũng có trường hợp nhiễm trùng đã được truyền sang người do mèo cào hoặc cắn.
Tuy nhiên, chúng ta không cần phải lo lắng quá nhiều về tình trạng bệnh hiếm gặp như vậy, đặc biệt là nếu không dành nhiều thời gian ở môi trường trồng trọt, không phải loanh quanh cây và đất. Nhưng để giảm thiểu rủi ro hơn nữa, CDC khuyên bạn nên đeo găng tay và áo dài tay khi bạn ra ngoài làm vườn hoặc trồng trọt, đặc biệt là khi bạn sử dụng dụng cụ có thể gây ra vết cắt, trầy xước da.
Theo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM, nấm sâu Sporotrichosis là một bệnh mãn tính do Sporothrix schenckii gây thương tổn ở da hoặc nội tạng (còn gọi là bệnh gardener - bệnh của người làm vườn).
Đây là một loài nấm lưỡng dạng. Trong tự nhiên nấm thường sống trong đất, cây.
Bệnh được Schencki mô tả lần đầu tiên ở Mỹ (1898), sau đó Beumann (1903) và Ramond phát hiện ở Châu Âu. Năm 1912 Beurmann và Gougerot mô tả chi tiết hình dạng của nấm. Bệnh xuất hiện khắp nơi trên thế giới, chủ yếu ở Mỹ, Mehicô, ngoài ra còn thấy ở Pháp, Liên Xô cũ, Nam Phi. Việt nam cũng xuất hiện bệnh này, thường gặp ở miền Bắc.
Bệnh thường gặp ở nam, khoẻ mạnh, 20 - 30 tuổi, ít gặp ở trẻ em, hay gặp ở những người làm vườn, làm ruộng, thợ nề, trồng hoa hoặc bán hoa, những người tiếp xúc với đất, có nhiều trường hợp lây nhiễm trong phòng thí nghiệm.
Triệu chứng cơ năng: lúc đầu không đau sau thì đau; không sốt.
Triệu chứng thực thể: có nhiều thể lâm sàng.
- Thể da và bạch huyết: thể này thường gặp nhất.
Khi da, niêm mạc bị xây sát, sang chấn nấm dễ có điều kiện xâm nhập vào da lan truyền theo đường máu hay đường bạch huyết. Tổn thương thường bắt đầu ở tứ chi đặc biệt ở các ngón của bàn tay qua vị trí chấn thương,trầy sướt.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường lứa tuổi lao động.
Thời gian ủ bệnh thường 20-90 ngày.
Thương tổn ở da xuất hiện là những gôm, cục sẩn nổi gờ trên mặt da ở những vị trí khác nhau, nhưng phần lớn ở vùng da hở cẳng chân, cánh tay. Đặc biệt gôm sẩn mọc trên đường bạch huyết. Những gôm, sẩn cục phát triển nhanh, lúc đầu thì cứng di động không đau. Sau đó thì mềm thành mủ, thường đau và không di động. Sự hoá mủ bắt đầu từ bề mặt và điểm giữa của gôm dẫn đến gôm mềm nhũn ở giữa còn bờ viền xung quanh thì hơi cứng. Khi chích nặn có ít mủ hơi quánh, màu hơi vàng, không có kén ngòi như viêm da mủ, đây cũng là hình ảnh đặc trưng của bệnh. Tổn thương có thể tiến triển thành áp xe nhỏ hoặc áp xe lớn nằm sâu dưới da, có màu hồng nhạt, khó tự vỡ mủ. Khi chích nặn thì thường đặc quánh như dầu với màu vàng chanh.
- Thể da đơn thuần: tổn thương da có dạng sùi như hạt cơm, hay mụn cóc, có thể thành u to nhưng không lan ra theo mạch bạch huyết.
- Thể niêm mạc: tổn thương thường là u nhú dạng mụn cóc có mủ, loét thường xuất hiện ở niêm mạc mũi, họng, miệng, khi đó dễ nhầm lẫn với viêm da do vi khuẩn.
- Thể xương khớp: bệnh nhân thượng bị đau, viêm, cứng khớp, chủ yếu khớp lớn như khớp gối,khuỷu, cổ chân, cổ tay, khớp hông và khớp vai ít bị.
- Thể phổi nguyên phát: Rất hiếm, do hít bào tử nấm vào phổi làm sưng hạch rốn phổi, thâm nhiễm phổi.
- Thể cố định: Tổn thương thường gặp nhất thể này là loét tiến triển chậm được bao phủ bởi vảy tiết và có thể sùi lên dạng mụn cơm.một dạng khác của thể này dạng giống trứng cá đặc trưng là những sẩn cuối cùng vỡ và bao phủ bỡi vảy tiết. Thể này không có tổn thương vệ tinh và không di chuyển theo đường bạch mạch.
- Thể lan tràn: Rất hiếm gặp,tổn thương nguyên phát thường không ghi nhận được hoặc tổn thương nguyên phát ở phổi hoặc cơ quan khác. Nhiều cục dưới da xuất hiện đồng thời rải rác trên cơ thể trong cùng một thời gian,các cục này có tính chất và tiến triển giống cục trong thể da và bạch huyết, cuối cùng những vết loét đóng vảy mãn tính. Vi nấm di chuyển đến bề mặt xương, tủy xương, hệ thần kinh trung ương, phổi thận, cơ quan sinh dục, dịch hoàn, vú.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!