Đây là một kỹ thuật mới của nhóm các nhà khoa học tại ĐH California, Mỹ (UCLA).
Tế bào ung thư được chụp bởi kinh hiển vi (Ảnh minh họa: Internet)
Kỹ thuật mới của UCLA là ghi hình tế bào mà không phá hủy chúng, có thể xác định tới 6 đặc điểm thể chất như kích thước, các chi tiết lẫn sinh khối... kết hợp hai thành phần là kính hiển vi quang học 'kéo dài thời gian quang' để ghi hình nhanh các tế bào trong mẫu máu và một thuật toán học triệt để̉ xác định được các tế bào ung thư với độ chính xác trên 95%.
Theo TS. Ata Mahjoubfar - thành viên nghiên cứu ở UCLA, thông thường, chụp ảnh trong khoảng thời gian cực nhỏ như vậy sẽ cần tới ánh sáng có cường độ lớn và như vậy có thể phá hủy các tế bào sống.
Nhưng phương pháp của UCLA có thể loại bỏ được những ngược điểm nói trên mà vẫn chụp được ảnh tế bào trong thời gian ngắn với tần suất ánh sáng thấp.
Phát minh nói trên mở ra hướng đi mới trong việc chẩn đoán bệnh, đồng thời giúp y học hiểu sâu hơn về sự biểu hiện gen ung thư trong các tế bào, dẫn đến phương pháp điều trị mới, hiệu quả hơn cho căn bệnh nan y này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!