Cắt bỏ phổi là một loại phẫu thuật ung thư phổi cắt bỏ toàn bộ phổi. Cắt bỏ phổi đôi khi cũng có thể được thực hiện để điều trị các bệnh khác như bệnh lao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng hoặc chấn thương làm đứt các mạch máu lớn gần phổi.
Các phương pháp cắt bỏ phổi
Có hai phương pháp phẫu thuật chính để cắt bỏ phổi, bao gồm:
Cắt bỏ phổi chuẩn: Với liệu pháp này, có thể cắt bỏ phổi phải (gồm 3 thùy) hoặc phổi trái (gồm 2 thùy).
Cắt bỏ phổi ngoài màng phổi: Trong liệu pháp này, cắt bỏ một bên phổi cùng với một phần của cơ hoành, màng phổi và một phần màng quanh tim. Thủ thuật này thường được thực hiện khi điều trị u trung biểu mô, một dạng ung thư bắt đầu ở màng quanh phổi.
Hình ảnh thùy phổi của người bệnh (Ảnh: Internet)
Khi nào thực hiện cắt bỏ phổi?
Lựa chọn phương pháp phẫu thuật ung thư phổi phụ thuộc vào một vài yếu tố, bao gồm:
- Vị trí khối u
- Kích cỡ khối u
- Khối u đã lan đến các mô lân cận chưa
- Thể trạng chung của bệnh nhân
- Trước khi phẫu thuật, chức năng phổi hoạt động như thế nào
Liệu pháp cắt bỏ phổi thường được thực hiện nhiều nhất đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ khi thủ thuật ít xâm lấn như cắt thùy phổi không thể cắt bỏ toàn bộ khối u. Thủ thuật này được thực hiện khi khối u lớn, lan rộng ở một thùy phổi hoặc khối u ở vị trí trung tâm của phổi.
Vì thủ thuật này liên quan đến việc cắt bỏ toàn bộ một bên phổi nên thường áp dụng cho những bệnh nhân có chức năng phổi đầy đủ và có thể thích nghi với cuộc sống chỉ có một phổi. Thực tế cho thấy nhiều người vẫn sống tốt sau khi cắt bỏ một bên phổi.
>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh ung thư phổi
Vũ May (Lungcancer)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!