Trong quá trình phẫu thuật APR, toàn bộ khối ung thư trực tràng, trực tràng bình thường lân cận, cơ vòng hậu môn hoặc hậu môn, và các hạch bạch huyết xung quanh được cắt bỏ qua vết mổ ở bụng dưới và đáy chậu (vùng da quanh hậu môn). Sau khi cắt bỏ khối ung thư, sẽ khâu kín vết rạch ở đáy chậu. Đầu cắt phía cuối của ruột già sẽ được gắn vào thành bụng được gọi là hậu mônnhân tạo. Phần đầu được bao bọc bởi một túi có nhiệm vụ lưu giữ phân khi nó đi qua ruột già và qua hậu môn nhân tạo. Khác với phẫu thuật LAR, hậu môn nhân tạo này sẽ là vĩnh viễn.
Sau khi cắt bỏ khối ung thư, sẽ khâu kín vết rạch ở đáy chậu.(Ảnh minh họa: Internet)
Nhiều bệnh nhân không muốn hậu môn nhân tạo vĩnh viễn. Khi khối ung thư trực tràng nằm sát cơ vòng hoặc hậu môn, khuyến cáo bệnh nhân nên phẫu thuật APR. Trong một vài trường hợp, phẫu thuật giới hạn hơn có thể được dùng để tránh làm hậu môn nhân tạo hoặc xạ trị có thể được dùng để thu nhỏ khối ung thư trực tràng trước phẫu thuật, giúp bệnh nhân duy trì kiểm soát chức năng của ruột. Một số khối ung thư trực tràng nhỏ nằm ở gần hậu môn có thể được cắt bỏ bằng phẫu thuật ít mở rộng, đó là phẫu thuật cắt bỏ tại chỗ. Không phải tất cả các bệnh nhân đều có thể tiến hành cắt bỏ tại chỗ.
Bệnh nhân trải qua phẫu thuật APR có thể bị đau bụng dưới sau phẫu thuật. Một số biến chứng ít gặp hơn liên quan đến phẫu thuật bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, vết thương chậm lành hoặc tạm thời có khó khăn khi đi tiểu. Với một số nam giới, có thể xảy ra tình trạng rối loạn chức năng tình dục sau phẫu thuật. Số ca tử vong tại bệnh viện sau khi phẫu thuật APR chỉ dưới 5% bệnh nhân. Bệnh nhân nên đề nghị bác sĩ giải thích về các biến chứng có thể xảy ra và số lần họ phải đến bệnh viện sẽ thực hiện phẫu thuật.
>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh ung thư trực tràng
Vũ May (Texasoncology)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!