Thực phẩm mà cơ thể dung nạp mỗi ngày có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh và dẻo dai chơ cơ thể. Nếu tuân thủ nguyên tắc nên và không nên ăn từng loại thực phẩm, bạn có thể tránh được nguy cơ mắc một số bệnh dưới đây.
Tiểu đường
Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là bệnh liên quan đến sự gia tăng của chất glucose trong máu. Bệnh xảy ra khi tụy không sản xuất đủ insulin (chất chuyển hóa đường glucose thành năng lượng) hoặc cơ thể đề kháng với isulin, làm tăng đường huyết. Do đó, giữ lượng đường trong máu ổn định là cách giảm nguy cơ mắc bệnh.
Glucose được tạo ra từ thức ăn (tinh bột) và thức uống ngọt. Vì vậy, bạn nên hạn chế hấp thu đường và các chất béo có hại cho sức khỏe như đồ ngọt, nước có ga, đồ chiên, đóng gói, bơ, đường…
Rau, củ, quả tốt cho sức khỏe của bạn
Chế độ ăn cụ thể phải dựa trên từng bệnh nhân, cân nặng và lượng đường trong máu. Nếu bị tiểu đường, bạn chỉ nên ăn lượng tinh bột bằng 50 - 60% người bình thường và dưới 300mg lượng cholesterol mỗi ngày để giảm diễn tiến bệnh. Nên ăn bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ, các loại ngũ cốc thô... Đối với chất đạm, nên ăn cá, trứng, sữa, đậu, thịt nạc... chế biến theo phương thức luộc, kho, nướng.
Một ngày nên ăn khoảng 400g rau và trái cây tươi, vừa có tác dụng chống lão hóa, vừa bổ sung vitamin và muối khoáng. Bạn không nên lãng phí phần xơ quả khi ép nước uống. Đây là thành phần quan trọng làm giảm lượng đường trong cơ thể. Tuy nhiên, nên hạn chế ăn các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn... nếu lượng đường trong máu cao.
Huyết áp cao và các bệnh tim mạch
Cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác xảy ra phổ biến ở người già và trung niên. Tuổi tác, tiểu đường, tăng lipid máu, di truyền, béo phì… là những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh.
Để giảm tình trạng cao huyết áp và các bệnh về tim mạch, bạn có thể áp dụng một chế độ ăn nhiều rau, củ, quả để cung cấp chất khoáng, vitamin và chất xơ. Ngoài ra, tránh nêm gia vị mặn, uống rượu bia, hút thuốc lá và hạn chế mỡ động vật. Có thể bổ sung chất béo đi kèm với chất xơ có trong hạt đậu phộng, mè, hạt điều, hạt bí ngô… hoặc các loại dầu nành, dầu olive, dầu mè.
Chế độ ăn giàu vitamin, chất xơ, nêm gia vị nhạt hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nếu béo phì, cần giảm cân và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, giữ nếp sinh hoạt điều độ. Đồng thời kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, thư giãn, giảm bớt lo lắng và căng thẳng.
Ung thư
Phần lớn nguyên nhân gây bệnh ung thư do môi trường bên ngoài như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng thực phẩm không an toàn, môi trường ô nhiễm…
Để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, bạn nên bổ sung các chất tăng cường hệ miễn dịch như tỏi, mật ong, khoai lang, trà xanh... Đồng thời tăng cường các chất chống oxy hóa bao gồm vitamin A, C và E... có nhiều trong các loại trái cây, rau quả (cần tây, cà chua, cà rốt, việt quất...), các loại hạt, ngũ cốc, tảo biển spirulina... Tảo biển Spirulina chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp giảm lượng cholesterol, chống béo phì, hạ huyết áp, loại bỏ gốc tự do, giải độc tố cơ thể, làm đẹp da và tóc. Khi chế biến, bạn nên lưu ý làm sạch các độc tố và chất bảo quản thực phẩm có hại.
Bên cạnh chế độ ăn hợp lý từ các thực phẩm hàng ngày, bạn cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực, giữ tinh thần lạc quan để đẩy lùi bệnh tật.
>> Xem thêm:
9 thực phẩm sinh ra là dành cho phái mạnh
Thịt vịt: Bà bầu có nên ăn?
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!