Trong thời điểm thời tiết giao mùa, đặc biệt là khi chuyển sang mùa hè, trẻ sẽ rất dễ bị mắc phải các căn bệnh như: sốt phát ban, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết. Và hiện nay thì bệnh chân tay miệng ở trẻ em bắt đầu có xu hướng gia tăng mạnh. Vậy, càn phải làm thế nào để phòng trừ bệnh tay chân miệng trong trường học?
Nguyên nhân gây nên bệnh tay chân miệng
Theo các chuyên gia y tế nhận định, bệnh tay chân miệng thường hay gặp ở trẻ dưới mức 5 tuổi. Căn bệnh chân tay miệng ở trẻ em có thể sẽ lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch họng, mũi, nước bọt từ trẻ bị bệnh sang trẻ không bị bệnh. Biểu hiện của bệnh chính là sang thương da niêm dạng bọng nước ở những vị trí đặc biệt như lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông và ở gối.
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường xuất hiện tại những khu vực có đông người như nhà trẻ, trường học...Bệnh thường có các dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào từng mỗi giai đoạn cụ thể của bệnh.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở bé
Các dấu hiệu thông thường hay xuất hiện ở trẻ em khi bị bệnh tay chân miệng chính là chán ăn, sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau bụng, đau họng, nổi ban đỏ, ho...
- Nổi ban đỏ trên da: Đây là một dấu hiệu đặc trưng thường hay gặp khi trẻ bị bệnh chân tay miệng. Trong khoảng 1 - 2 ngày khi bắt đầu phát bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các nốt hồng ban trên da với đường kính khoảng vài mm rồi dần trở thành bọng nước. Các ban đỏ này có nhiều ở lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân, mông; kích thước của nốt ban từ 2 – 5mm, giữa có màu sắc xám sẫm, hình bầu dục. Khi nổi ban ít khi bị đau, bé không bị ngứa, và tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng 10 ngày.
- Loét miệng: các ban đỏ xuất hiện xung quanh miệng sẽ gây ra loét miệng. Những vết loét thì thường có đường kính khoảng từ 4 - 8mm và ở bên trong miệng, ở trên lưỡi và trên vòm miệng của bé khiến bé gặp phải khó khăn khi nuốt thức ăn.
Với những dấu hiệu của bệnh chân tay miệng này, rất nhiều cha mẹ vẫn lầm tưởng là bé chỉ bị viêm loét miệng thông thường mà thôi. Nhưng, cha mẹ cần phải hết sức lưu ý với các biểu hiện này, và đưa trẻ tới cơ sở y tế để có thể chẩn đoán chính xác bệnh.
Làm thế nào để phòng bệnh tay chân miệng trong trường học?
Theo những chuyên gia y tế, thì tháng 3 chính là khoảng thời gian xuất hiện đỉnh điểm của các căn bệnh như cảm cúm, thủy đậu, đặc biệt là bệnh tay chân miệng. Để có thể phòng tránh được căn bệnh này lây lan, một số trường học tại Hà Nội đã tiến hành nhiều biện pháp như phun thuốc xịt muỗi, vệ sinh lớp học thường xuyên, tẩy rửa vệ sinh, khử trùng cho các loại đồ chơi của bé...
Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần kiêng gì?
Liệu bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn khi tiếp xúc?
Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng đối với phụ nữ mang thai
Quy trình xử lý bệnh tay chân miệng đúng chuẩn bố mẹ cần phải biết
Bệnh tay chân miệng nên bôi thuốc gì, và chăm sóc như thế nào?
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan với trẻ em có độ tuổi từ tiểu học trở xuống. Hiện nay, toàn Hà Nội đã có hơn 1.000 trường mầm non, gần 20 nghìn lớp mầm non và khoảng gần 730 trường tiểu học. Trong số đó, tổng số trẻ em mầm non ra lớp là khoảng 550 nghìn bé và có gần 640 nghìn học sinh cấp bậc tiểu học. Tại thời điểm này, được dự báo dịch bệnh tay chân miệng có thể sẽ bùng phát, cho nên công tác phòng chống đều được hầu hết tất cả các trường học quan tâm chú trọng.
Trường Mầm non B (ở quận Hoàn Kiếm) có số lượng học sinh là trên 500 trẻ. Ngay từ khoảng đầu tháng hai, trường đã có những tuyên truyền để phụ huynh khi gửi trẻ đều biết về tình hình của dịch bệnh tay chân miệng... Đồng thời, yêu cầu các giáo viên phải rửa tay, rửa mặt thật sạch cho trẻ trước khi bắt đầu bữa ăn. Bàn ghế, đồ chơi của các bé đều phải lau sạch sẽ thường xuyên. Mỗi ngày, sau khi trả hết học sinh, các cô giáo sẽ tiến hành giặt khăn mặt của bé bằng xà phòng, hấp sấy khô theo đúng quy định để hạn chế khả năng lây chéo bệnh của trẻ.
Cùng với việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, bàn ghé, dụng cụ học tập, những trường tiểu học có học sinh bán trú cần tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; đảm bảo khu vực chế biến, bếp ăn luôn sạch sẽ, chất lượng; giáo dục trẻ biết ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân riêng...
Bà Chu Thị Thu Hương, Hiệu trưởng của Trường Tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân cho biết rằng: trường có khoảng 1.700 em học sinh, trong đó có tới khoảng 900 em ăn bán trú tại trường. Trước và sau bữa ăn, các em học sinh đều được rửa tay bằng xà phòng. Vào mỗi dịp cuối tuần, trường luôn huy động các giáo viên cùng các em học sinh tham gia vào việc tổng vệ sinh trường lớp.
Theo chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus đường ruột gây ra. Bệnh tay chân miệng có thể lây từ người sang người thông qua sự tiếp xúc với nước bọt, các bọng nước vỡ, dịch tiết mũi, họng của người bệnh và thường hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện nay vẫn chưa có vắc xin để phòng bệnh và cũng chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu nào. Việc phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp vệ sinh an toàn là điều quan trọng hơn hết. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã cho gửi các văn bản tới các Phòng Giáo dục và Đào tạo ở 30 quận, huyện, thị xã, các trường học... yêu cầu tăng cường hơn nữa công tác phòng chống dịch bệnh xuất hiện và lây lan.
Các trường học sẽ có trách nhiệm thực hiện theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế trong công tác tổ chức thực hiện những biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, chú ý đến tình trạng sức khỏe của các em học sinh, phát hiện sớm trường hợp bị bệnh để có phương pháp khắc phục nhanh chóng và hiệu quả.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!