Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng lớn đến phụ nữ. Đây là tình trạng miêu tả vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiết niệu và gây ảnh hưởng đến bàng quang. Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường là cảm giác bỏng rát, tăng áp lực lên bàng quang…
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thường là do quan hệ tình dục chưa đúng cách, nhịn tiểu, uống ít nước… Trong đó, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu là do bộ phận sinh dục nữ có niệu đạo rất ngắn, bên cạnh đó nó còn rất gần với vùng tầng sinh môn (hậu môn), vì thế dễ gây nên những nhiễm khuẩn ngược dòng, vi khuẩn sẽ lan từ hậu môn vào đường niệu đạo và lan đần lên trên.
Bạn hoàn toàn có thể phòng chống bệnh đường tiết niệu bằng việc ăn tỏi thường xuyên.
Mặc dù hệ thống đường tiết niệu của chúng ta được xây dựng theo cách có thể chống lại vi khuẩn nhưng không hẳn có ý nghĩa tuyệt đối, kết quả là vi khuẩn còn tồn tại trong đường ống sẽ nhân lên trong đó. Nếu không được vệ sinh, chăm sóc cẩn thận, tình hình sức khỏe của bạn có thể trở nên bất lợi. Bạn luôn luôn phải có tâm thể nhờ sự trợ giúp của đội ngũ y tế trước khi tự mình giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng chống bệnh đường tiết niệu bằng việc uống nhiều nước, duy trì vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh tiếp xúc với những vi khuẩn như vậy. Một trong những cách phòng chống bệnh đường tiết niệu vô cùng đơn giản nữa là sử dụng tỏi đều đặn mỗi ngày.
Tỏi thường được sử dụng như một gia vị cho hầu hết các mặt hàng thực phẩm của chúng ta và có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Chưa hết, tỏi còn được coi là một chất kháng sinh cực mạnh, có thể phòng ngừa, hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh, trong đó có phòng chống bệnh đường tiết niệu. Dưới đây là một số cách phòng chống bệnh đường tiết niệu từ tỏi bạn nên biết:
Nhai tỏi
Tỏi có chứa allicin, có tính chống vi khuẩn và chống viêm không chỉ làm giảm các vấn đề nhiễm trùng đường tiểu mà còn loại bỏ được vi khuẩn gây nên bệnh. Đó chính là vi khuẩn E.Coli – nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này.
Khi bạn nhai tỏi thô, các thành phần hoạt tính sẽ được truyền vào cơ thể qua máu chảy qua tĩnh mạch và động mạch của bạn. Thận là cơ quan sẽ hấp thụ những thành phần này và đi qua niệu đạo, bàng quang – nơi vi khuẩn trú ngụ. Tỏi có khả năng tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu. Chỉ cần nhai 3-4 nhánh tỏi trước khi ngủ, sau 3-4 ngày, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt trong đường tiểu.
Tỏi có chứa allicin, có tính chống vi khuẩn và chống viêm.
Tuy nhiên, bạn cũng phải kiểm tra những loại thực phẩm mình đang ăn xem có phải là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu không. Ăn quá nhiều thức ăn chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn có khả năng gây viêm cao như các sản phẩm từ sữa, thịt, đường, trứng… có thể gây hại sức khỏe của bạn do hệ thống bài tiết bị gián đoạn trong giai đoạn này. Vì vậy, bạn cũng nên tăng cường ăn rau lá xanh có giá trị dinh dưỡng cao vào chế độ ăn hàng ngày. Thêm tỏi vào đó để tăng thêm hương vị, đồng thời phòng chống bệnh đường tiết niệu hiệu quả hơn.
Trộn tỏi với hỗn hợp thực phẩm khác
Trộn tỏi với bơ, dấm và sử dụng triệt để trong món salad của bạn. Hương vị tỏi không chỉ cải thiện chất lượng salad mà những hoạt chất từ tỏi sẽ chống lại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Tỏi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn bằng cách kích thích cytokins - một lượng nhỏ protein quan trọng trong việc báo hiệu tế bào. Chúng báo hiệu cơ thể của bạn chống lại bất kỳ ký chủ nào xâm nhập vào cơ thể và làm giảm lượng vi khuẩn có hại trước khi cơ thể bạn nhận thấy điều đó.
Tuy nhiên, đôi khi hệ thống miễn dịch của bạn không đủ sức chống lại sẽ khiến tình trạng bệnh phát triển thêm. Lúc này, việc ăn tỏi sẽ giúp phát huy tác dụng triệt để, thúc đẩy các cytokine, báo hiệu tế bào chống lại vi khuẩn xâm nhập vào hoặc đi qua đường tiểu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng lớn đến phụ nữ.
Dùng tỏi để phòng chống bệnh đường tiết niệu – Chuyên gia nói gì?
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền), trong Đông y, tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Tỏi có vị cay, tính ôn, chủ yếu có các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2… Tỏi kích thích tiêu hóa, giải độc, trừ đờm, sát khuẩn, thậm chí là diệt trừ giun. Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, chữa tả, lị, viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu.
Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, việc tăng cường ăn tỏi có thể diệt trừ được vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu, là một trong những giải pháp phòng chống bệnh đường tiết niệu.
Chung nhân định này, cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết thêm, Tỏi có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, trong đó có những bệnh phụ nữ nói chung. Trong cuốn 'Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam', GS Đỗ Tất Lợi cũng khẳng định, thành phần chủ yếu của tỏi là một chất kháng sinh alixin, một hợp chất sunfua có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh.
Hương vị tỏi không chỉ cải thiện chất lượng salad mà những hoạt chất từ tỏi sẽ chống lại vi khuẩn gây bệnh nhiểm trùng đường tiểu.
'Chị em có thể ăn tỏi để tăng khả năng kháng viêm, ngăn chặn được phần nào những bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, phòng chống bệnh đường tiết niệu', ông Minh khẳng định.
Các chuyên gia cùng nhận định, bạn có thể sử dụng tỏi để ăn hàng ngày, có thể ăn sống, ăn kèm mật ong hoặc làm gia vị trong nhiều món ăn, làm nước chấm… nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được loại gia vị này. Tỏi có vị cay, tính nóng, nên nhiều người dùng tỏi bị kích ứng, ví dụ như gây kích thích dạ dày, do đó với bệnh nhân mắc bệnh dạ dày cần ngưng lại hoặc chế biến để dùng sang dạng khác. Bạn có thể dùng tỏi đen hoặc dấm tỏi thay vì ăn tỏi tươi. Ăn tỏi có tác dụng với người muốn phòng chống bệnh đường tiết niệu hoặc chớm bị, không có ý nghĩa dùng thuốc thay thế. Khi cảm thấy khó chịu trước tình trạng bệnh, hãy đến thăm khám bác sĩ sản phụ khoa để được điều trị kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!