Để tránh cho trẻ bị mắc bệnh viêm màng não, các bậc phụ huynh nên phòng tránh bằng những cách sau:
Tiêm vắc-xin phòng bệnh
Dù đã được tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản thì trẻ vẫn có thể mắc phải bệnh viêm màng não. Chính vì vậy, để tránh mắc phải căn bệnh này, các bậc phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng ngừa.
Tiêm vắc-xin là cách tốt nhất phòng bệnh cho trẻ
Khi thời tiết thay đổi cần chú ý đến sức khỏe
Các bậc phụ huynh nên chăm sóc tốt cho trẻ, nhất là những lúc thời tiết thay đổi và đặc biệt là lúc có dịch cúm xảy ra. Vì khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng của trẻ yếu, rất dễ mắc các bệnh lây truyền. Trong khi đó, thời tiết thay đổi cũng là lúc các loại vi khuẩn phát triển mạnh, nhiều nguy cơ gây bệnh hơn.
Giữ ấm cho trẻ nhỏ
Để phòng ngừa bệnh viêm màng não, các bậc phụ huynh nên giữ ấm cho trẻ. Tránh cho trẻ mắc các bệnh về hô hấp, hạn chế nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh viêm màng não qua đường hô hấp khi sức khỏe suy giảm.
Khi bị viêm họng, amidan hay bị cảm cúm cần phải điều trị ngay
Các biến chứng về hô hấp cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh viêm màng não. Khi trẻ mắc phải các bệnh nêu trên, cần điều trị kịp thời, tránh để viêm mũi họng hoặc chảy mủ tai kéo dài.
Uống thuốc là cần thiết khi trẻ bị ốm nhưng cần phải theo chỉ dẫn của bác sĩ
Không tự ý uống thuốc kháng sinh
Một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm màng não là do uống nhầm thuốc hoặc cơ thể phản ứng với một trong các thành phần của thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc kháng sinh. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc phải bệnh viêm màng não và một số biến chứng nguy hiểm khác, các bậc phụ huynh không nên tự ý cho trẻ uống thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Không được tự ý bỏ thuốc, phải uống hết thuốc
Tự ý bỏ thuốc, không uống hết thuốc sẽ làm bệnh không khỏi dứt điểm, cơ thể dễ có dấu hiệu 'nhờn' thuốc. Việc này gây khó khăn khi chữa trị bệnh cho trẻ.
Ăn uống đảm bảo vệ sinh
Để ngừa bệnh nhiễm trùng, bố mẹ nên cho bé ăn chín uống sôi. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên hạn chế ăn uống bên ngoài, nơi đông người, mất vệ sinh. Nên nấu ăn tại nhà bằng các thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thay cho các loại thực phẩm sẵn và đồ ăn đóng hộp.
Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, co giật cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế
Tránh cho trẻ bị muỗi đốt
Nên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, tránh cho trẻ bị muỗi và côn trùng cắn. Muỗi và côn trùng cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây bệnh viêm não Nhật Bản và viêm màng não.
Vệ sinh cá nhân thường xuyên
Thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhất là các bộ phận mắt, mũi, tai, họng để tránh cho trẻ tiếp xúc với mầm bệnh và các vi khuẩn gây bệnh. Các bậc phụ huynh nên chú ý, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn cho trẻ.
Khi trẻ có các triệu chứng của bệnh viêm màng não như sốt cao, cứng gáy, ngủ li bì, các bậc phụ huynh nên cho trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh để trẻ gặp các biến chứng nguy hiểm.
>> Xem thêm:
Viêm màng não và viêm não Nhật Bản: Đừng nhầm lẫn
Biến chứng viêm não khi Rubella thành dịch
Tư vấn trực tuyến bệnh viêm não Nhật Bản
Cảnh giác bệnh viêm não ở trẻ cuối mùa dịch
Cứu bé trai mắc viêm não do vi-rút Herpes suýt chết
Ảnh minh họa: Internet
Hồng Anh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!