Hà Nội ghi nhận trường hợp viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2019
Ngày 20-5, theo báo cáo tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 13-5 đến 19-5), trên địa bàn thành phố ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản trong năm 2019. Đó là một bệnh nhi 4 tuổi (ở xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ).
Bệnh nhi này nhập viện trong tình trạng sốt cao, li bì, co giật… Bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương và hiện sức khỏe đã tiến triển khả quan: Giảm sốt, hết co giật.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (từ 25-35%).
Bệnh thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ em dưới 10 tuổi bởi vì ở độ tuổi này có sức thụ bệnh cao với bệnh viêm não Nhật Bản hơn người trưởng thành.
Từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não Nhật Bản. Bệnh thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những viêm nhiễm khác. Đến ngày thứ hai hay thứ ba của bệnh thì triệu chứng biểu hiện rõ dần như: Sốt cao đột ngột, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp…
Điều đáng nói là bệnh viêm não Nhật Bản diễn tiến rất nhanh, có thể sau 3 ngày, thậm chí 1 ngày, bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê, phải thở máy, có thể chỉ 1 - 2 ngày là trẻ tử vong. Nguy hiểm hơn, bệnh để lại những di chứng thần kinh về sau.
Bệnh thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ em dưới 10 tuổi bởi vì ở độ tuổi này có sức thụ bệnh cao với bệnh viêm não Nhật Bản hơn người trưởng thành.
Đặc điểm của virus viên não Nhật Bản là rất có ái lực với tế bào thần kinh, vì vậy mà khi virut vào máu, chúng đến hệ thần kinh và nhân lên mạnh mẽ ở đó gây nên các phản ứng như sốt cao và gây tổn thương hệ thần kinh. Người ta thấy rằng sau khi mắc bệnh VNNB cơ thể có miễn dịch vững bền vì vậy tiêm chủng vaccin VNNB là hết sức có lợi cho trẻ.
Triệu chứng của bệnh và cách phòng tránh
Thời kỳ nung bệnh của viêm não Nhật Bản thường kéo dài từ 5-7 ngày. Trong thời kỳ này, không có biểu hiện gì khác thường, sau đó là thời kỳ khởi phát, xuất hiện các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên (sổ mũi, viêm họng, nghẹt mũi, ho...), sốt cao đột ngột (trên 39-40oC), kèm theo đau đầu, đặc biệt là ở vùng trán.
Có thể có rối loạn tiêu hóa (đau bụng kèm theo đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn) nhất là ở trẻ nhỏ tuổi. Thường là nôn vọt và không lệ thuộc vào bữa ăn (nôn bất kỳ lúc nào). Có biểu hiện cứng gáy và tăng trương lực cơ, có thể xuất hiện lú lẫn, mất dần ý thức.
Thời kỳ nung bệnh của viêm não Nhật Bản thường kéo dài từ 5-7 ngày.
Thời kỳ toàn phát, các dấu hiệu cũng giống ở thời kỳ khởi phát nhưng tăng mạnh, đặc biệt là các dấu hiệu thần kinh như cuồng sảng, ảo giác hoặc kích động, tăng trương lực cơ làm cho trẻ bệnh nằm trong tư thế co quắp 'kiểu cò súng'.
Co giật cũng có thể xuất hiện hoặc bị bại, liệt cứng. Đối với loại bệnh nặng, có thể u ám lúc ban đầu rồi dần dần đi vào hôn mê. Ngoài ra có các dấu hiệu về thần kinh thực vật tăng rõ rệt như vã mồ hôi, rối loạn vận mạch dưới da (da lúc đỏ, lúc tái), rối loạn nhịp thở và tăng tiết dịch ở hệ hô hấp.
Bước sang tuần thứ 2, các triệu chứng như sốt, triệu chứng thần kinh, tim mạch dần dần giảm (gọi là thời kỳ lui bệnh). Một số bệnh nhân sau giai đoạn này có thể bị di chứng như liệt chi hoặc liệt các dây thần kinh sọ não hoặc rối loạn sự phối hợp vận động.
Hiện, tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm não Nhật Bản. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, tiêm 3 mũi cơ bản, mũi 1 lúc trẻ đủ 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần và mũi 3 sau mũi 2 là một năm. Sau đó, cứ 3-4 năm, tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu; khi ngủ cần buông màn, không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc... Khi trẻ sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!