Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa lễ hội

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Hãy lựa chọn địa chỉ ăn uống hợp vệ sinh, chọn thực phẩm có nguồn gốc, hạn sử dụng rõ ràng... để tránh bị ngộ độc trong mùa lễ hội.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa lễ hội

Mùa xuân là mùa của lễ hội. Người dân nô nức đi hội cầu may mắn cho một năm mới (Ảnh minh họa: Internet)

- Lựa chọn cửa hàng, địa chỉ ăn uống uy tín:

Bạn nên tham khảo, tìm hiểu những địa chỉ ăn uống cụ thể, hợp vệ sinh, sạch sẽ, đảm bảo các yêu cầu cần thiết về an toàn như: nơi chế biến thực phẩm sạch, cách biệt với các nguồn ô nhiễm; sử dụng nguyên liệu sạch, không dùng chất phụ gia không có trong danh mục cho phép,…

Tránh ăn ở vỉa hè, lề phố đông đúc người, xe cộ qua lại, những quán ăn kinh doanh tạm bợ, tự phát, không đảm bảo vệ sinh, tránh ngộ độc thực phẩm,. Cách tốt nhất, nếu có điều kiện, bạn nên mang theo thức ăn đã được chế biến ở nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

- Chọn lựa thực phẩm an toàn tại khu vực lễ hội:

Bạn chỉ nên mua và sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tại những cơ sở sản xuất có uy tín.

Đối với sản phẩm đóng bao bì, cần ghi rõ hạn sử dụng, không bị rách, còn nguyên vẹn, không bị mốc, có đầy đủ các thông tin về sản phẩm như: tên, địa chỉ sản xuất, thành phần… Khi mở ra sử dụng, có mùi vị đặc trưng, không có mùi khác lạ.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa lễ hội

Việc ăn uống, nếm thử đặc sản vùng miền lễ hội là không thể tránh khỏi (Ảnh: Zing)

Đối với thực phẩm tươi sống như thịt, hải sản, rau quả có màu sắc tự nhiên, có mùi vị riêng rõ rệt, không có dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, đối với các loại hải sản, gia cầm…, hãy lựa chọn con còn sống, cử động được.

- Không sử dụng những đặc sản lạ:

Vào mùa lễ hội, nhiều địa phương thường xuất hiện những đặc sản lạ như thịt thú rừng, các loại thực phẩm đặc trưng, hiếm có, nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc cũng như là ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe thì tuyệt đối không nên thử sử dụng.

- Ăn chín, uống sôi:

Khi ăn uống trực tiếp tại các cửa hàng, địa chỉ xung quanh khu vực diễn ra lễ hội, cần đảm bảo thực phẩm được nấu chín kĩ, không ăn đồ tươi sống hoặc tái, có nhiều côn trùng xuất hiện quanh món ăn. Uống nước sôi, không sử dụng nước đóng chai hay nước tự chế không rõ nguồn sản xuất.

Còn đối với trường hợp tự chế biến, cần rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến cũng như các dụng cụ trong nhà bếp. Tránh ô nhiễm chéo bằng việc để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín, che đậy cẩn thận tránh côn trùng xâm nhập.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa lễ hội

Hãy cố gắng lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn để tránh ngộ độc thức ăn (Ảnh minh họa: Internet)

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc

- Đối với người lớn, khi thấy các triệu chứng như: tiêu chảy, nôn, nhứt đầu, đau bụng, nặng hơn là khó thở, tím tái, co giật…, nếu bệnh nhân còn tỉnh táo thì cần gây nôn nhanh chóng bằng cách uống nhiều nước, móc họng, tìm cách đưa thức ăn nhiễm độc ra ngoài cơ thể.

- Đối với trẻ em, không nên gây nôn để tránh trường hợp trẻ có thể bị sặc, nên để trẻ nằm, đầu ở vị trí thấp và nghiêng sang một bên.

- Trường hợp bệnh nhân bị ngưng thở cần sơ cứu kịp thời bằng cách hà hơi và ấn tim. Sau đó nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị. Nếu chỉ bị những triệu chứng nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng cách bù nước bằng dung dịch điện giải.

Hồng Nam

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!