Phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Kỹ năng sống - 11/24/2024

Ở phụ nữ mang thai, thai to làm chèn ép niệu quản, niệu đạo... cũng có thể dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu.

Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt là ở nữ giới, do cấu trúc giải phẫu niệu đạo. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn (trên 90% là do các vi khuẩn gram (-) mà hàng đầu là E. coli).

Bên cạnh đó, các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu sẽ làm ứ trệ dòng nước tiểu, tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn và một khi đã nhiễm khuẩn thì khó chấm dứt tình trạng này.

Các nguyên nhân gây tắc nghẽn thường gặp:

- Sỏi thận tiết niệu

- U thận tiết niệu

- U bên ngoài đè ép vào niệu quản

- Dị dạng thận, niệu quản

- Thận đa nang

- Tiểu đường

Phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Ảnh minh họa

Ở phụ nữ mang thai, thai to làm chèn ép niệu quản, niệu đạo... cũng có thể dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu.

Nếu người bệnh không tắc nghẽn đường tiết niệu thì vào mùa nóng cần chú ý rằng khi nước trong cơ thể bài tiết qua mồ hôi và hơi thở tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.

Bệnh nhân cần uống đủ nước, cụ thể là 1 lít/ngày nếu là trẻ trên 10 tuổi; còn người lớn lượng nước sẽ tăng dần theo cân nặng: cứ thêm 1kg thì thêm 50ml.

Thêm vào đó, nên giữ vệ sinh sạch sẽ âm hộ: thay giặt quần lót thường xuyên, sau khi đại tiện nên lau theo chiều từ trước ra sau bằng giấy hoặc rửa bằng vòi nước.

Các biện pháp này sẽ giúp cho vi khuẩn không có điều kiện phát triển để gây bệnh.

Tuy nhiên, dù được chẩn đoán nguyên nhân gì gây nhiễm khuẩn tiết niệu và được chỉ định điều trị ra sao, song người bệnh không nên tự ý ngừng thuốc giữa chừng mà phải dùng hết liệu trình.

Nếu bệnh không đỡ hoặc trong quá trình điều trị có dấu hiệu bất thường, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị, đến khám lại để bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị mới phù hợp, hiệu quả hơn.

BS. Đặng Phương Liên

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!