Phòng tránh ung thư phổi như thế nào?

Xét Nghiệm - 03/28/2024

Ít ai biết rằng ung thư phổi – căn bệnh hiểm nghèo đang giết chết gần 2 vạn người Việt mỗi năm, lại là căn bệnh dễ dàng phòng tránh bằng những biện pháp cực kì đơn giản.

Ít ai biết rằng ung thư phổi – căn bệnh hiểm nghèo đang giết chết gần 2 vạn người Việt mỗi năm, lại là căn bệnh dễ dàng phòng tránh bằng những biện pháp cực kì đơn giản.

Sở dĩ ung thư phổi được xếp vào loại bệnh nguy hiểm vì bệnh thường diễn tiến âm thầm lặng lẽ. Ung thư phổi giai đoạn đầu (khi tế bào ung thư nhỏ hơn 1cm) hầu như không có triệu chứng rõ ràng và rất khó phát hiện lâm sàng, cộng với tâm lý chủ quan, coi thường sức khỏe nên khi phát hiện, bệnh thường đã ở vào giai đoạn nặng, di căn đến nhiều cơ quan khác như não, xương, gan, phế quản...

Khi ung thư phổi đã bước vào các giai đoạn cuối thì hiệu quả của các biện pháp điều trị đặc hiệu như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị cũng gần như vô nghĩa. Lúc này thường thì các bệnh nhân chỉ được điều trị triệu chứng, giảm đau, nâng cao thể trạng để kéo dài sự sống.

Bởi những lí do trên, mỗi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, không nên đợi đến khi thần chết gõ cửa.

Phòng tránh ung thư phổi như thế nào? Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu và chiếm số lượng nhiều nhất trong các loại ung thư với số lượng tăng thêm 0,5% mỗi năm.

1. Nói không với thuốc lá

85% ca mắcung thư phổi có tiền sử hút thuốc lá là thông tin được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới đưa ra. Khoảng 10 – 15% số ca còn lại người bệnh chưa từng hút thuốc, tuy nhiên 50% trong số đó lại rơi vào trường hợp hút thuốc thụ động. Những người này tuy không trực tiếp hút thuốc lá nhưng lại chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khói thuốc lá do những người sống xung quanh hút thuốc lá. Đáng tiếc, nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất lại là phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đối với những người sống cùng người hút thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh tăng lên từ 20 – 30%. Còn đối với những người làm việc trong môi trường thuốc lá, tỉ lệ này là 16 – 19%. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khói thuốc bay ra ngoài không khí từ điếu thuốc cháy (sidestream smoke) nguy hiểm hơn nhiều so với loại khói mà người hút thuốc trực tiếp hít vào (mainstream smoke).

Nguy cơ mắc bệnh đối với những người sống cùng với người hút thuốc tăng lên từ 20–30% trong khi đối với những người làm việc trong môi trường có khói thuốc là 16–19%.[32]

Tác hại của khói thuốc lá đối với lá phổi của con người cũng đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Có tới trên 200 chất độc hại trong khói thuốc lá, và trong số đó có ít nhất 73 chất gây ung thư đã biết, như benzo(a)pyren, NNK, buta-1,3-dien, và một đồng vị phóng xạ của poloni đó là poloni-210.

Phòng tránh ung thư phổi như thế nào? Thuốc lá – thủ phạm chính gây ung thư phổi

Do đó, biện pháp tiên quyết phòng tránh bệnh ung thư phổilà không hút thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.

Bản thân mỗi người nên tự ý thức và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh bằng cách không hút thuốc lá. Bạn cũng nên khuyên các thành viên trong gia đình và những người xung quanh nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Có thể với những người nghiện thuốc, cai thuốc lá là một điều khó khăn, nhưng khi họ phải tận mắt chứng kiến hay trả nghiệm sự đau đớn của căn bệnh cùng những hệ lụy đi kèm, chắc chắn họ sẽ phải thay đổi suy nghĩ cũng như hành động.

Đối với những trường hợp chưa thể kiềm chế trước ma lực của thuốc lá, thì cũng hãy cố gắng hạn chế tối đa tác hại của khói thuốc lá tới cộng đồng xung quanh bằng cách không hút thuốc nơi công cộng, nơi tập trung đông người, không hút thuốc gần những đối tượng dễ bị tổn thương bởi tác hại của khói thuốc lá như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

2. Tránh xa nguồn không khí ô nhiễm

Không khí đang ngày càng ô nhiễm bởi khí thải công nghiệp từ các nhà máy, khói phương tiện giao thông, nước thải sinh hoạt... Tất cả chúng đều chứa chất độc hại gây hại cho sức khỏe của chúng ta, trong đó có lá phổi.

Do đó, bạn nên chú ý khử trùng nơi ở sạch sẽ, tránh xa nguồn không khí ô nhiễm và hạn chế việc hấp thu các khí thải độc hại bằng cách đeo khẩu trang khi tham gia giao thông,...

3. Giảm phơi nhiễm hóa chất

Có hơn 40 chất gây ung thư có trong môi trường làm việc tại các nhà máy, công xưởng... như amiăng, thạch tín (asen), crom, chì... Nếu do tính chất công việc, bạn thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại, bạn nên tuân thủ các nội quy lao động, các quy định an toàn và bảo hộ lao động: trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ lao động (áo quần, găng tay, mặt nạ phòng độc,...)

Ngoài ra, bạn nên kiểm tra mức radon trong nhà. Radon là chất phóng xạ nguy hiểm, là một trong những tác nhân nguy hiểm gây UT phổi. Radon hình thành do sự phân hủy tự nhiên của Uranium có trong đất, đá, nước xung quanh nhà bạn.

4. Ăn uống lành mạnh

Để phòng ngừa ung thư, bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với nhiều rau xanh, trái cây cung cấp các vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, nhằm giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt và hỗ trợ cơ thể đẩy lùi nguy cơ mắc ung thư, trong đó có phòng ngừa bệnhung thư phổi.

Phòng tránh ung thư phổi như thế nào? Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin, khoáng chất giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

5. Khám sức khỏe định kỳ

Để đề phòng nguy cơ mắc bệnh, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những người hút thuốc lá lâu năm, người có tiền sử gia đình mắc UT phổi, người trên 40 tuổi...

Hiện nay, các phương pháp chụp CT, X-quang, xét nghiệm máu... có thể giúp bạn phát hiện ung thư phổingay từ giai đoạn sớm, khi chưa có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài.

Tóm lại, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn và có tiên lượng tốt hơn, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.

6. Sàng lọc ung thư phổi tại Xander

Mỗi giai đoạn của bệnh có những phương pháp điều trị khác nhau. Ở giai đoạn càng sớm thì cách điều trị càng đơn giản và khả năng chữa khỏi càng cao. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi định kì là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong.

Lợi ích của dịch vụ xét nghiệm tại nhà

Bạn là một người bận rộn? Thay vì mất thời gian chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để chờ đến lượt được xét nghiệm tại các bệnh viện công hay phải thêm nhiều giờ nữa để nhận kết quả thì nay bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế cơ thể tiếp xúc với môi trường nhiều mầm bệnh tật tại các bệnh viện công. Hơn nữa, chi phí thực hiện không đắt hơn giá niêm yết tại các bệnh viện lớn.

Phòng tránh ung thư phổi như thế nào?

Hiện Xander cung cấp gói Sàng lọc ung thư phổi gồm 3 xét nghiệm CA 12-5, CEA và CYFRA 21-1 giúp phát hiện ra bệnh ung thư phối ngay từ giai đoạn đầu, giúp hạn chế được nguy cơ tử vong cao.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Giá gói xét nghiệmung thư phổi do Xander đề xuất: 833,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 /0899.190.199 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian lấy mẫu: 06:00 - 20:30

Lưu ý: Các thông tin về gói xét nghiệm của Xander trên đây được cập nhật ngày 02/11/2017.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!