Phù chân vào những tháng cuối thai kì là một trong những triệu chứng thường gặp ở sản phụ. Việc này ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình hoạt động, sinh hoạt của mẹ bầu và gây khó chịu nhiều đến cơ thể sinh lý của phụ nữ mang thai.
Phù chân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây triệu chứng phù chân ở sản phụ. Trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu như:
Do nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi khiến máu trong cơ thể mẹ bầu thường có xu hướng dồn về đôi chân và làm chân tay nặng nề hơn do lượng muối tăng và lượng kali trong cơ thể lại giảm đi. Hơn nữa việc tăng cân nhanh chóng trong thời gian thai kì cũng gây sức ép lên đôi chân của mẹ bầu, từ đó dễ gây hiện tượng phù chân.
Do giày dép không thích hợp: Nhiều mẹ bầu vẫn chưa thể bỏ thói quen đi giày cao gót hoặc giày chật hơn so với số chân của mình, hoặc mẹ bầu trong vài tháng đầu vẫn tiếp tục mang giày thông thường quen thuộc mà vô tình gây tác động lên chân và gót chân của mình. Việc đi giày cao gót khiến đôi chân phải chịu nhiều tác động từ trọng lượng cơ thể, dẫn tới việc mất cân bằng cơ thể và xương chậu bị nghiêng khiến mẹ bầu gặp nhiều cơn đau ở vùng lưng dưới. Bên cạnh đó nếu đi giày dép quá chật sẽ làm cho đôi chân bức bối, gò bó và phát sinh nhiều chứng bệnh như viêm kẽ chân. Trong trường hợp tệ nhất, mẹ bầu có thể bị sưng tĩnh mạch và gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Lượng máu trong cơ thể thay đổi: Cơ thể sản phụ sẽ tự động sản sinh huyết tương mạnh mẽ trong thời gian thai kì, lượng máu được sản xuất ra tăng cao hơn bình thường đến 50%. Việc tăng trưởng sản xuất máu trong cơ thể mẹ bầu được dùng để nuôi dưỡng bào thai, nhưng điều này cũng là nguyên nhân gây sưng, phù chân và cơ thể của mẹ bầu.
Ngoài ra, sự gia tăng áp lực trong tĩnh mạch cũng là một nguyên nhân dẫn đến sư phù chân ở sản phụ. Khi tử cung ngày càng lớn để chứa thai nhi, thì áp lực cũng bắt đầu được hình thành lên những tĩnh mạch từ chi dưới. Và lượng nước dư thừa tại đây có thể gây ra triệu chứng sưng phù chân ở mẹ bầu.
Một số yếu tố khác cũng gây ra hiện tượng phù chân thai sản như do nhiệt độ cao ở mùa hè, do đứng lâu, làm việc nhiều nhưng ít nghỉ ngơi, thiếu kali hoặc ăn nhiều thức ăn có chứa natri, do dùng nhiều caffeine hoặc hàm lượng cao acid uric trong máu, do sự thay đổi hormone trong cơ thể sản phụ.
Sau sinh, hiện tượng phù chân ở mẹ bầu sẽ giảm dần do cân nặng được kiểm soát từ từ khiến máu chảy về tim dễ dàng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý điều trị đúng cách ngay khi phát hiện triệu chứng phù chân, để tránh việc để lại di chứng do các van tĩnh bị giãn.
Đặc biệt, mẹ bầu cần lưu ý kĩ triệu chứng do hiện tượng sưng phù cũng là một tín hiệu của bệnh tiền sản giật. Bệnh tiền sản giật là một dạng cao huyết áp trong thai kì, và có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Trong trường hợp việc sưng phù tay chân ở mẹ bầu không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi và điều trị đúng cách, lại kèm theo một số triệu chứng khác như đau đầu, đau bụng hoặc rối loạn thị giác thì gia đình nên lập tức đưa mẹ bầu đến bệnh viện để được kiểm tra chẩn đoán nguyên nhân gốc.
Điều trị phù chân thai sản ra sao?
Thông thường việc dùng các thuốc tăng trương lực thành mạch không gây hại cho mẹ bầu, do vậy các mẹ vẫn có thể yên tâm uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý không ngồi vắt chéo chân, tránh đứng lâu và không mang giày cao gót.
Chế độ dinh dưỡng thích hợp cũng giúp mẹ bầu giảm, tránh chứng phù nề thai sản. Mẹ bầu cần tránh ăn các món có vị mặn để kiểm soát lượng muối trong cơ thể.
Việc uống nhiều nước hoặc nước lúa mạch rất tốt cho mẹ bầu. Hoặc có thể đun sôi rau mùi trong nước để uống thường xuyên cũng giảm tình trạng phù nề thai sản.
- Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những phương thức hữu hiệu giúp các bà bầu nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Các môn thể dục thích hợp như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng, hay Pranayama cũng rất tốt cho cơ thể và trí não.
Ngoài ra các bài tập thở cũng có tác dụng trong trường hợp này. Thêm vào đó, các hình thức luyện tập như đi bộ hay bơi lội cũng rất hữu ích, nó không chỉ giúp thai phụ khắc phục tình trạng đôi bàn chân bị phù nề mà còn giúp các bà bầu dễ dàng vượt cạn về sau.
- Các bà mẹ trẻ mang thai lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm rất dễ mắc sai lầm khi không quan tâm đến cỡ giày dép sao cho phù hợp với trọng lượng của từng thời kỳ. Mang giày hay dép quá chật chính là lý do gây phù nề đôi bàn chân hay nguy hiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Chính vì thế, thai phụ nên chọn đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp khoảng 1 - 3 cm, và lưu ý không nên đi giày dép trong thời gian dài. Khi có điều kiện nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông.
- Nên ngâm chân mỗi ngày bằng nước ấm thêm chút nước chanh cũng là một cách tốt giúp giảm sưng phù.
- Buổi sáng dậy đừng quên uống một cốc nước mướp đắng khi bụng còn trống. Nên duy trì thói quen này từ 5 - 6 tháng khi mang thai.
Hoặc có thể ngâm từ 15 - 20 hạt vừng trong một cốc nước, ngâm qua đêm và uống khi còn đói lúc buổi sáng thức giấc.
- Đun sôi râu ngô với một vài cốc nước, dùng để uống hàng ngày.
Đối phó với chứng phù nề
Để giảm thiểu tình trạng phù nề chân, tay mang lại sự thoải mái cho các bà mẹ tương laiBác sĩ Ngọc Lan ( BV Phụ Sản TW) khuyên thai phụ nên làm những biện pháp như sau:
- Đồ ăn: Chế độ ăn uống rất quan trọng, quyết định tới dinh thưỡng và sức khỏe của thai thụ và thai nhi. Bà Bầu nên tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein, vitamin, canxi,... như đậu đỗ, cải bắp, rau ngót, các sản phẩm từ sữa. Thai phụ chọn thức ăn có chứa nhiều chất xơ ( để tránh táo bón), trái cây họ cam và các loại ngũ cốc vì chúng có nhiều viamin C, E và P có tính năng bảo vệ các thành tĩnh mạch. Các bà mẹ cũng lưu ý không nên ăn các món ăn có nhiều muốn và cay.
- Uống nước: Mang thai cơ thể thai phụ thường thiếu nước vì vậy chị em hãy bổ sung bằng cách uống nhiều nước trong suốt thai kỳ. Nước cũng là phương pháp tự nhiên giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể tránh phù nề. Bà Bầu nên chọn nước cam hoặc chanh pha với nước ấm uống hàng ngày rất có hiệu quả trong việc giảm phù nề chân tay hoặc uống 2 đến 3 cốc sữa mỗi ngày cũng tốt cho cơ thể mà có tác dụng ngăn chặn sự phù nề. Bà Bầu cúng nên nhớ hãy tránh các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ có hại cho thai nhi mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.
Những nguyên nhân rụng tóc ở nam giới cần biết
Kích thích mọc tóc bằng phương pháp tự nhiên nam hay nữ đều có thể làm theo
1
Ảnh hưởng của thuốc nhuộm tóc tới bệnh xương khớp bạn có tin không?
Bệnh vảy nến da đầu có lây không?
Mẹ bầu bị phù chân những tháng cuối và cách khắc phục
- Thể dục: Tập thể dục đều đặn không những phương thức hữu hiệu giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng phù chân tay mà còn giúp bà Bầu một sứ khỏe tốt sãn sang vượt cạn. Một số động tác thể dục như Yoga giúp lưu thông máu tốt hơn. Ngoài ra, đi bộ cũng là biện pháp thích hợp để giảm bớt hiện tượng phù chân .Các bác sỹ khuyên rằng những bà mẹ tương lai nên thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để dễ dàng hơn cho quá trình vượt cạn cũng là vì yếu tố khoa học này.
- Không mặc quần chật: Khi đang mang thai, bạn không nên mặc những chiếc quần chật hay bó sát vào chân, bởi điều này sẽ rất bất lợi cho thai nhi cũng như tăng sức ép cho bàn chân làm cho hiện tượng phù nề chân tăng lên. Thay vào đó bạn có thể lựa chọn những chiếc váy hay những chiếc quần rộng rãi, sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái.
- Tư thế ngủ: Để không gây sức ép lên một phần cơ thể trong khi ngủ thai phụ không nên chỉ nằm một tư thế mà phỉa thường xuyên thay đổi tư thế ngủ. Khi ngủ bạn có thể kê thêm một chiếc gối ở dưới chân để giảm nguy cơ sưng phù đôi bàn chân. Ngoài ra, bà Bầu có thể đặt đặt chiếc gối kê chân khi nằm hoặc ngồi, cách làm nàygiúp máu lưu thông xuống khu vực bàn chân.
- Massage: Khi bị phù, nề chân tay, khi mang thai bạn cũng có thể đến Spa để được chăm sóc đôi chân giảm bớt những cơn đau và massage thư giãn. Khi ở nhà bạn có thể thực hiện thao tác xoay bàn chân, có hiệu quả cao giảm được chứng phù nề. Biện pháp này rất đơn giản và nhẹ nhàng bạn chỉ cần xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần trong 10 phút. Bên cạnh đó thai phụ có thể thư giãn cho đôi chân bằng cách dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10 đến 15 phút trước khi đi ngủ mỗi ngày.
Hiện tượng phù đôi bàn chân khi mang thai đem đến cho bà bầu nhiều cảm giác khó chịu. Để tránh bị phù nề chân tay khi mang thai, ngay từ khi chưa mang thai chị em nên có một sức khỏe tốt, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tâm lý thoải mái thì sẽ giảm thiểu được phù chân khi mang thai.
Cách phòng bệnh
Chính vì để phát hiện sớm phù bệnh lý và phòng tránh những bệnh lý nguy hiểm, nhất là tiền sản giật, trong mỗi lần khám thai, các bà bầu đều được theo dõi cân nặng, đo huyết áp, thử nghiệm nước tiểu. Bên cạnh đó, ở nhà gia đình cũng nên trang bị một cân theo dõi sức khoẻ, một máy đo huyết áp tự động.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!