Phụ nữ sau khi sinh có được ăn mực khô không?

Bạn Cần Biết - 11/24/2024

Là một loại hải sản thơm ngon và bổ dưỡng, mực được rất nhiều người ưa chuộng. Mực tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn hàng ngày, mực khô nướng là món khoái khẩu của không ít người. Tuy có nhiều tác dụng, nhưng phụ nữ sau khi sinh cần hết sức thận trọng khi ăn mực, đặc biệt là mực khô.

Là một loại hải sản thơm ngon và bổ dưỡng, mực được rất nhiều người ưa chuộng. Mực tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn hàng ngày, mực khô nướng là món khoái khẩu của không ít người. Tuy có nhiều tác dụng, nhưng phụ nữ sau khi sinh cần hết sức thận trọng khi ăn mực, đặc biệt là mực khô.

1. Công dụng của mực

Theo Đông y, mực có tác dụng bổ máu, có lợi cho hệ tim mạch, kiện tỳ, lợi tiểu, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt

Theo Tây y, mực có tác dụng làm tăng cường hệ miễng dịch, hỗ trợ phòng chống loãng xương, giảm suy ngược hệ thần kinh.

Trong thành phần của mực chứa rất nhiều protein, các vitamin nhóm B, vitamin PP, lipit, protid, Ca, P... rất tốt cho sức khỏe.

Phụ nữ sau khi sinh có được ăn mực khô không?

Mực xào gừng là món ăn bổ máu

2. Các món ăn từ mực phụ nữ sau khi sinh có thể ăn

Để tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng từ mực, phụ nữ sau khi sinh có thể ăn các món ăn sau

  • Chữa thiếu sữa: gà mái choai hầm mực

Gà mái choai: 1 con

Mực: 1 con

Gừng

Cho các nguyên liệu trên hầm chín và nêm vừa ăn

  • Chữa khí hư, bạch đới: mực xào thịt lợn

Mực: 2 con

Thịt lợn: 250gr, nên chọn thịt nạc

Xào lẫn mực và thịt lợn, nêm vừa ăn và ăn liền trong 5 ngày

  • Chữa bế kinh: Mực ninh đào nhân

Mực: 120gr

Đào nhân 125gr

Gừng vừa đủ

Cho các nguyên liệu trên vào nồi và ninh nhừ, nêm vừa ăn. Nên ăn liên tục trong 3 đến 5 ngày

  • Chữa bế kinh do khí huyết hư, bổ máu

Xào mực với gừng tươi (nên thái sợi cho dễ ăn), khi gần chín cho cơm vào xào cùng và ăn 1 lần/ngày.

Với các món ăn chế biến từ mực trên, nên nấu chín kỹ, không ăn tái hoặc còn sống có thể gây đi ngoài hoặc gia nhiệt chưa đủ, có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Với phụ nữ sinh mổ, nên kiên ăn mực 1 thời gian để đề phòng lồi thịt ở vết mổ.
Với những trường hợp có tiền sử dị ứng với mực, tốt nhất không nên ăn.

Phụ nữ sau khi sinh có được ăn mực khô không?

Phụ nữ sau khi sinh chỉ nên dùng mực tươi, không dùng mực khô

Tuy nhiên, phụ nữ sau khi sinh chỉ nên ăn mặc tươi và có nguồn gốc rõ ràng. Mực khô không tốt cho phụ nữ sau khi sinh:

Mực khô phơi nắng là môi trường tốt cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển. Chưa kể đến trong quá trình phơi còn thu hút rất nhiều ruồi, nhặng...

Với mực khô chưa rõ nguồn gốc, có thể có chứa các chất hóa học, chất bảo quản không những không tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh mà còn hấp thu vào sữa, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ sơ sinh. Với hệ miễn dịch còn kém, trẻ gần như không “phản xạ” lại được với các loại chất độc, rất nguy hiểm.

Theo 1 nghiên cứu vào năm 2004 và 2006 tại Malaysia, trong 9 mẫu mực và hải sản khô được nghiên cứu, có tới 6 mẫu vượt mức hàm lượng cadmium cho phép. Cadmium là một chất gây ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến.

Mực cũng như đa số hải sản có nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm, ít chất béo no, nhiều omega 3, omega 6 do vậy là thực phẩm được khuyên dùng trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, với phụ nữ sau sinh nên thận trọng trong việc sử dụng mực và hải sản do có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu. Mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!