TheoBác sĩ Đỗ Hữu Thảnh, hiện tượng polyp thành túi mật là do niêm mạc lót trong lòng túi mật phát triển dư thừa quá mức so với lớp bên dưới tạo thành một chỗ phồng dần lên cuốn theo tổ chức dưới niêm mạc và mạch máu tạo thành khối polyp. Khối polyp này nếu quá lớn mới ảnh hưởng tới chức năng túi mật.
Tương tự ở trên da phần mông của bạn cũng vậy, đây là khối da, tổ chức dưới da phát triển dư thừa, không phải là khối u.
Khối thịt thừa ở mông nếu thấy có cản trở vướng trong sinh hoạt thì bạn có thể cắt bỏ, còn khối polyp trong túi mật bạn không cần can thiệp, chỉ cần định kỳ hàng năm siêu âm theo dõi sự tiến triển của nó.
Chúc sức khỏe!
29/04/2018 - Theo: Cộng đồng Lily & WeCare
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!