Quá 21 tuổi mà còn cao thêm, cẩn thận bệnh hiểm nghèo

Cần biết - 05/16/2024

Cao lên khi đã trưởng thành cảnh báo vấn đề rối loạn nội tiết tố.

Theo tuổi tác, cơ thể con người ngày càng co lại. Tuy nhiên, một số người quả quyết họ có cao lên. Wall Street Journal dẫn lời Todd Milbrandt, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Mayo (Mỹ) cho biết nếu không phải trẻ em hay thiếu niên, khả năng tăng chiều cao ở người trưởng thành gần như là con số 0: 'Những ai tự nhận cao hơn 2 cm so với năm trước đã hoàn toàn nhầm lẫn, hoặc bác sĩ của họ cần mua thước đo mới'.

Quá 21 tuổi mà còn cao thêm, cẩn thận bệnh hiểm nghèo

Chiều cao tăng bất thường cũng không hề tốt (Ảnh: ARN)

Mọi đứa trẻ đều cao lên với tốc độ chậm dần cho đến khi dừng lại hẳn, trong đó giai đoạn sơ sinh và tuổi vị thành niên là tăng trưởng mạnh nhất. Với chế độ ăn giàu vitamin D và canxi, hầu hết trẻ gái phát triển ở độ tuổi 10-14 và hoàn thiện vào năm 16 tuổi. Trẻ trai bắt đầu cao từ tuổi 12 đến tuổi 16-18 hoặc đôi khi 20.

Bác sĩ Milbrandt giải thích một số người 21 tuổi vẫn cao lên do tuổi xương của họ vẫn còn trẻ. Còn lại, những trường hợp tiếp tục phát triển khi trưởng thành là do tuyến yên bất thường sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng. 'Dẫu vậy, tăng trưởng cũng chỉ kéo dài đến tuổi 25', bác sĩ Milbrandt khẳng định. Ông khuyến cáo những ai tiếp tục lớn lên sau tuổi 21 cần đi gặp bác sĩ.

Đàn ông càng thấp càng sống lâu (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)

Nguyên nhân khác khiến chúng ta ảo tưởng mình cao lên là do chiều cao thay đổi tùy thời điểm trong ngày. Nhìn chung, cơ thể con người vào buổi sáng nhỉnh hơn khoảng 1,2 cm so với buổi chiều, chủ yếu do tế bào hấp thụ nhiều chất lỏng hơn sau một đêm.

Như vậy, chiều cao khó có thể thay đổi sau tuổi trưởng thành. Điều tốt nhất chúng ta làm được là duy trì kích cỡ hiện tại bằng cách bổ sung vitamin D giúp xương chắc khỏe, đồng thời chăm chỉ vận động và tập yoga.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!