Các giai đoạn phát triển của thai nhi sinh đôiliệu có điểm nào khác biệt so với mang thai bình thường? Những thông tin Lily & WeCare chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ phần nào hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của thai nhi sinh đôi trong suốt thai kỳ.
Quá trình phát triển của thai nhi sinh đôi trong bụng mẹ cũng trải qua các giai đoạn phát triển tương tự như với các trường hợp mẹ mang thai bình thường khác. Tuy nhiên trong suốt thai kì, mẹ bầu sẽ được theo dõi kỹ lưỡng và cần siêu âm nhiều hơn nhằm đảm bảo thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Thai đôi tuần 3
Với các trường hợp mang thai đôi, mỗi trẻ có một dây rốn riêng, tuy vậy không phải lúc nào cũng có túi ối, nhau thai, và lớp màng bên ngoài riêng. Việc này phụ thuộc vào các bé là thai sinh đôi cùng trứng hay thai sinh đôi khác trứng.
Đối với các cặp sinh đôi cùng trứng, phụ thuộc vào thời điểm phân chia mà các bé có thể có nhau thai và túi ối tách riêng hay không.
Với các bé sinh đôi khác trứng, mỗi em bé sẽ có dây rốn, nhau thai, túi ối, và màng bọc bên ngoài riêng. Cùng với đó, việc trẻ được thụ tinh bởi 2 tinh trùng khác nhau và hình thành từ 2 trứng khác sẽ khiến các bé không giống nhau hoàn toàn mà chỉ giống nhau ở mức độ bình thường, như các anh chị em khác.
Thai đôi tuần 4
Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi sinh đôi. Ở tuần 4 này, hệ thần kinh của các bé bắt đầu được hình thành, bao gồm ống thần kinh, tủy sống, nơi sẽ tạo thành não và hệ thống thần kinh của bé đang dần được tạo lập. Hệ tuần hoàn và tim và của bé cũng đang được hình thành.
Thai đôi tuần 6
Tuần 6 này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong cả thai kỳ bởi mẹ đã có thể nghe được nhịp tim của thai thông qua siêu âm. Đây là dấu hiệu cho thấy các bé phát triển tốt ở trong tử cung của mẹ. Với các thai sinh đôi, mẹ sẽ nghe thấy 2 nhịp tim cùng lúc.
Thai đôi tuần 8
Tuần này vẫn tiếp tục đánh dấu một bước quan phát triển trọng trong thai kì khi tim các bé đã chia làm 2 ngăn và sẽ hình thành đủ 4 ngăn rong thời gian ngắn sắp tới. Thận, gan, não và các cơ quan khác của các bé cũng đang phát triển hoàn thiện hơn mỗi ngày.
Thai đôi tuần 12
Ở tuần 12, các bé có độ dài khoảng 5,4 cen-ti-met tính từ đầu đến mông. Qua hình ảnh siêu âm, mẹ có thể thấy có một thai nhi lớn hơn thai còn lại. Điều này hết sức bình thường và sự khác biệt về kích thước này thường không lớn và không hề đáng lo ngại.
Thai đôi tuần 16
Tương tự với quá trình phát triển của các thai nhi thông thường, ở tuần 16 này, các cặp sinh đôi có sự hình thành dấu vân tay riêng biệt của mình. Bên cạnh đó, móng tay cũng đang hình thành. Và các bé cũng đang tích cực mút ngón tay của mình.
Thai đôi tuần 20
Từ tuần 20 này, bác sỹ sẽ thường xuyên để ý đến chiều dài từ đầu đến chân thay vì từ đầu đến mông như trước đây. Lúc này, các bé đã dài khoảng 26 cen-ti-met khi tính từ đầu đến chân. Mẹ vẫn sẽ thấy trong các kết quả siêu âm có một bé to hơn so với bé còn lại. Tuần 16 này, các bé sẽ trải qua một mốc rất quan trọng trong toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi sinh đôi bởi các vùng chịu trách nhiệm về 5 giác quan đang được hình thành trong não bộ của bé.
Quá trình hình thành song thai như thế nào?
Hiện tượng sinh đôi có di truyền không?
Hiện tượng sinh sản đặc biệt: Sinh đôi cùng trứng
Hướng dẫn cách chăm sóc cho mẹ bầu mang thai đôi cực chuẩn
Trứng rụng quả thứ 2 ở phụ nữ khi nào?
Thai đôi tuần 24
Nếu như ở các giai đoạn trước đây, thính giác của bé chỉ đủ nhạy để nghe thấy được âm thanh gần gũi nhất đó là nhịp tim của mẹ, thì ở tuần 24 với sự phát triển của thính giác, các bé sẽ nghe được cả giọng nói của mẹ. Và môi của bé đã hình thành rõ ở tuần này, đôi mắt cũng đã thành hình.
Thai đôi tuần 28
Đến giai đoạn này, việc ngủ và thức sẽ được các bé thực hiện theo một chu kỳ nhất định. Mẹ sẽ thấy rằng các bé đặc biệt hiếu động vào một khoảng thời gian cố định trong ngày. Não bộ của các bé sẽ phát triển rất nhanh trong thời gian này, và các giác quan trở nên tinh nhạy hơn.
Thai đôi tuần 32
Ở tuần thứ 32, các bé trông đã rất giống với lúc ra đời. Mẹ dễ cảm thấy rằng các bé có cách chuyển động khác với trước đây ở thời điểm này. Đó có thể do các bé đã lớn hơn và tử cung mẹ trở nên chật chội, không đủ không gian cho bé vẫy vùng như trước đây.
Thai đôi tuần 36
Khoảng một nửa số ca sinh đôi sẽ ra đời vào cuối tuần thai thứ 36. Thường thì các bé sinh đôi sẽ nhẹ cân hơn so với các bé bình thường. Ở thời điểm này, tất cả các cơ quan của bé đều đã được hoàn thiện, trừ lá phổi là vẫn đang tiếp tục trưởng thành.
Trên đây là quá trình phát triển của thai nhi sinh đôi trong bụng mẹ. Lily & WeCarechúc các mẹ có một thai kì thật khỏe mạnh.>>> Xem thêm: Bổ sung thuốc canxi cho bà bầu để thai nhi phát triển khỏe mạnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!