Quai bị (má chàm bàm)

Bệnh A-Z - 11/24/2024

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Bệnh quai bị (má chàm bàm) là bệnh gì?

Quai bị, hay còn gọi là bệnh má chàm bàm, là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Virus này làm sưng tuyến nước bọt và gây ra đau đớn. Thời gian từ lúc bạn nhiễm phải virus và bị bệnh kéo dài từ 12 đến 24 ngày. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và đôi khi gây ra các biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời.

Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị (má chàm bàm) là gì?

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau mặt hoặc 2 bên má;
  • Đau khi nhai hoặc nuốt;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Viêm họng;
  • Sưng hàm hoặc sưng tuyến mang tai;
  • Đau tinh hoàn, sưng bìu;

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc con bạn bị bệnh quai bị, hãy đi khám bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh quai bị (má chàm bàm)?

Virus là nguyên nhân gây ra bệnh quai bị. Chúng lan truyền dễ dàng từ người sang người bằng các hạt nước trong không khí (khi bạn hắt hơi). Ngoài ra, bạn cũng có thể mắc phải bệnh này nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung đồ với người bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh

Những ai thường mắc phải bệnh quai bị (má chàm bàm)?

Bệnh này phổ biến ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, quai bị thường thấy ở trẻ từ 2 đến 12 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị (má chàm bàm)?

Các yếu tố sau sẽ làm tăng khả năng mắc quai bị:

  • Độ tuổi: trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 12 (đặc biệt là ở những trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa quai bị);
  • Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh;
  • Hệ thống miễn dịch yếu.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ. 

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh quai bị (má chàm bàm)?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên triệu chứng bệnh và kiểm tra sức khỏe. Thông thường, bệnh này không cần có các xét nghiệm đặc biệt để chẩn đoán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cũng có thể sẽ được yêu cầu tiến hành xét nghiệm máu để xác định xem bạn có mắc phải quai bị hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh quai bị (má chàm bàm)?

Thường mất 10 ngày để khỏi bệnh và miễn dịch suốt đời với bệnh quai bị. Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp làm giảm sốt và giảm đau. Không dùng aspirin cho trẻ nhỏ vì các nguy cơ có thể mắc phải hội chứng Reye. Chườm lạnh lên hàm có thể giúp xoa dịu cơn đau và đắp khăn ấm để hạ sốt. Uống nhiều nước hơn (tránh các nước chua), tránh thức ăn cay và quá cứng. Bạn hoặc trẻ nên ở nhà cho đến khi khỏi bệnh và không còn khả năng lây bệnh.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh quai bị (má chàm bàm)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh quai bị:

  • Uống nhiều nước (trừ nước có vị chua);
  • Ở nhà để tránh lây cho người khác. Đồng thời, hãy nghỉ ngơi khi bạn bị sốt và cho tới khi khỏe lại;
  • Chườm túi nước đá gần tinh hoàn để giảm đau nếu tinh hoàn bị ảnh hưởng;
  • Chườm khăn mát lên hàm khi thấy khó chịu;
  • Ăn thức ăn mềm và không dùng thức ăn gây kích thích tiết nhiều nước bọt hoặc cần phải nhai nhiều.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!