Đây là một tình trạng bệnh lý do bất dung nạp đường huyết.
Thống kê cho thấy tỉ lệ ĐTĐTK thay đổi tùy theo châu lục (châu Á cao hơn châu Âu, châu Mỹ), quốc gia, sắc tộc (da trắng ít hơn da màu). Tần suất mắc bệnh dao động từ 1 - 14% số thai phụ. Dưới góc độ khoa học, trong bốn nhóm thuốc điều trị đái tháo đường, insulin chính là thuốc tốt nhất, hợp sinh lý nhất. Gần đây, các nhà bào chế còn tiến thêm một bước sản xuất được insulin analog, với chức năng vượt trội hẳn insulin thông thường
Ảnh hưởng của ĐTĐTK bao gồm:
Ảnh hưởng lên mẹ: tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, đa ối, tỉ lệ mổ lấy thai cao, dễ băng huyết sau sinh.
Ảnh hưởng lên thai nhi: gia tăng tỉ lệ dị dạng thai, suy hô hấp, thai to nhưng khả năng đề kháng kém, dễ sang chấn trong lúc chuyển dạ sinh do kẹt vai, rối loạn chuyển hóa đường huyết, rối loạn chuyển hóa canxi huyết và tăng tỉ lệ bệnh suất và tử suất chu sinh.
Trong khẩu phần ăn của thai phụ bị đái tháo đường nên giảm mỡ, giảm bột và tăng chất xơ (ảnh: internet)
Xảy ra như thế nào?
Người mẹ khi có thai thì nồng độ estrogen và progesterone cao, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu và ở giai đoạn đầu tam cá nguyệt giữa, do vậy kích thích làm tăng sinh tế bào beta tụy làm tăng tiết insulin, kéo theo tăng khả năng dự trữ glycogen ở mô, giảm tạo glycose ở gan, tăng sử dụng glucose ở ngoại vi, dẫn đến đường huyết trong cơ thể tương đối ổn định. Do đó ở thời điểm ban đầu, khi chúng ta tầm soát đường huyết cao trên phụ nữ không có bị đái tháo đường thì kết quả sẽ âm tính và dễ bỏ sót nếu chúng ta không tiếp tục tầm soát và theo dõi nữa ở giai đoạn sau của thai kỳ.
Tiếp theo giai đoạn sau của tam cá nguyệt giữa và tam cá nguyệt cuối, do có sự tăng tiết các nội tiết tố tăng trưởng từ nhau, theo các nhà nghiên cứu thì chính các nội tiết tố này có liên quan đến tình trạng đề kháng insulin. Nếu lượng insulin tiết ra không đủ sẽ dẫn đến rối loạn dung nạp đường. Tình trạng này diễn tiến càng nặng khi thai càng lớn, từ đó gây ra biến chứng cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt là những bà mẹ có các yếu tố nguy cơ thì dễ bị ĐTĐTK. Những bà mẹ có yếu tố nguy cơ: tuổi trên 35, thể trạng béo phì, tiền căn cha mẹ có bị đái tháo đường, tăng huyết áp, bản thân bị đái tháo đường, tiền căn sinh non, con to, tiền căn sảy thai, thai chết lưu mà không tìm được nguyên nhân…
Chẩn đoán
Hiện nay trên thế giới, có xu hướng tiêu chuẩn hóa toàn cầu về chẩn đoán ĐTĐTK, bằng cách sử dụng test 75g đường để chẩn đoán ĐTĐTK cho tất cả các bà mẹ mang thai, có tuổi thai 24 - 32 tuần. Nhiều quốc gia đồng thuận sử dụng ngưỡng giá trị theo tiêu chuẩn này. Test dương tính khi các giá trị có một trong các chỉ số cao hơn bình thường: đường huyết lúc đói: 5,1mmol/l, đường huyết sau khi ăn 75g đường: 10,0mmol/l và sau 2 giờ 8,5mmol/l.
Bà mẹ mang thai, ở tuổi thai 32 tuần trở đi, ở thời điểm này thông thường tình trạng rối loạn dung nạp đường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, trên mẹ và thai nhi, nên việc sử dụng xét nghiệm dung nạp đường để chẩn đoán không còn ý nghĩa.
Riêng đối với nhóm bà mẹ mang thai có yếu tố nguy cơ cao, cần thiết thực hiện xét nghiệm tầm soát sớm ngay ở tuổi thai 16 - 18 tuần, nếu kết quả âm tính, lặp lại xét nghiệm, vào tuổi thai 24 - 32 tuần, lý tưởng nhất là tuổi thai 28 tuần. Một số tác giả đề nghị, ở tuổi thai trước 24 tuần nên làm xét HbA1C (Hemoglobin A1c; HbA1c; Glycohemoglobin; Glycated hemoglobin; Glycosylated hemoglobin).
Những bà mẹ có tiền căn đái tháo đường, hoặc có yếu tố nguy cơ cần thực hiện tốt và duy trì thường xuyên chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Luôn luôn giữ cho đường huyết ổn định và thông tin cho bác sĩ sớm về tình trạng sức khỏe bản thân để có kế hoạch phòng ngừa tốt.
>> Xem thêm: Bị đái tháo đường: Cẩn thận khi 'yêu'
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!