Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng bạn vẫn tin đúng

Sống khỏe mạnh - 04/20/2024

Nhiều quan niệm sai lầm về sức khỏe và y học vẫn tồn tại. Dưới đây là một số lời đồn sai lầm về sức khỏe phổ biến mà bạn cần biết.

Chất béo bão hòa có hại cho tim

Trong nhiều thập kỷ, người ta đã tin rằng ăn chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim. Tuy nhiên, các nghiên cứu được công bố trong vài thập kỷ qua chứng minh rằng chất béo bão hòa là hoàn toàn vô hại.

Một nghiên cứu lớn được công bố trong năm 2010 tổng hợp dữ liệu từ 21 nghiên cứu trên 347.747 người cho thấy hoàn toàn không có mối liên quan giữa tiêu thụ chất béo bão hòa và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sự thật là chất béo bão hòa làm tăng cholesterol HDL có lợi và giảm lượng cholesterol LDL có hại.

Ăn 5 bữa một ngày để giảm cân

Các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày không làm thay đổi cân nặng cơ thể của những người ít vận động. Trừ khi bạn là một vận động viên, hoặc tập thể dục 6 - 8 giờ trong tuần, phương pháp này sẽ không có tác dụng giảm cân.

Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng bạn vẫn tin đúng

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày không làm thay đổi cân nặng cơ thể

Nước ép trái cây có lợi cho sức khỏe

Nghiên cứu của Đại học California cho thấy rằng tăng mức tiêu thụ fructose (có trong nước ép trái cây) có thể làm tăng lượng mỡ cơ thể, và gây ra các tác động tiêu cực cho cực thể.

Thực phẩm ít chất béo thực sự có lợ

Với những người bị béo phì hay mắc hội chứng chuyển hóa hoặc bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống ít chất béo có thể gây hại cho sức khỏe.

Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng bạn vẫn tin đúng

Chế độ ăn uống ít chất béo có thể gây hại cho sức khỏe

Đếm lượng calo là cực kỳ quan trọng

Sự thật là calo quan trọng nhưng loại thực phẩm mà chúng ta ăn cũng rất quan trọng. Bởi vì các loại thực phẩm khác nhau đi qua các con đường trao đổi chất khác nhau trong cơ thể. Ngoài ra, các loại thực phẩm chúng ta ăn có thể trực tiếp ảnh hưởng đến các hoóc-môn điều tiết khi nào ăn, ăn bao nhiêu, cũng như lượng calo đốt cháy.

Dầu thực vật và dầu hạt là có lợi

Omega 3 có trong cá và các động vật ăn cỏ, các nguồn chính của các a-xít béo omega 6 là dầu thực vật và dầu hạt tinh chế. Hầu hết mọi người tiêu thụ quá ít omega 3 và quá nhiều omega 6. Lượng dư thừa omega 6 có thể tăng tình trạng viêm trong cơ thể, tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Tuy nhiên, các loại dầu thực vật khác như dầu dừa và dầu ô liu lại có hàm lượng omega 6 thấp và có lợi cho sức khỏe.

Tiêu thụ nhiều protein không tốt cho sức khỏ

Thực tế, chế độ ăn uống giàu protein mang lại nhiều lợi ích khác, bao gồm tăng khối lượng cơ bắp, giảm mỡ cơ thể và giảm nguy cơ bệnh tật như bệnh tim mạch.

Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng bạn vẫn tin đúng

Tiêu thụ nhiều protein hơn có tác dụng cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương ở tuổi già

Nên cắt giảm lượng tiêu thụ natri

Các nghiên cứu khác cho thấy, tiêu thụ quá ít natri cũng có thể có hại, dẫn đến các tác dụng phụ như kháng insulin, lượng cholesterol LDL và triglyceride cao, cũng như tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Mặc dù hạn chế natri có thể giảm nhẹ huyết áp ở người huyết áp cao, tuy nhiên, điều này không dẫn đến kết quả sức khỏe được cải thiện.

Đường không tốt vì có chứa 'calo rỗng'

Nhiều người cho rằng đường không có lợi vì có chứa nhiều loại calo không có giá trị dinh dưỡng - được gọi là calo rỗng.

Tuy nhiên, tác hại khi tiêu thụ đường chủ yếu là do hàm lượng cao fructose, có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng trong quá trình trao đổi chất và khiến tăng cân nhanh chóng và tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa. Khi tiêu thụ một lượng lớn fructose, nó sẽ chuyển hóa thành chất béo trong gan và có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

Ảnh minh họa: Internet

Mai Hồ (authoritynutrition)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!