Xét nghiệm tinh dịch đồ là một bước làm quan trọng trong quá trình thăm khám vô sinh ở các cặp vợ chồng hiếm muộn. Qua kết quả thu được từ xét nghiệm tinh dịch đồ, bác sĩ sẽ phán ánh tình trạng tinh trùng có trong tinh dịch và khả năng sinh sản tự nhiên của nam giới. Vậy quy trình xét nghiệm tinh dịch đồ là gì?
Cần xét nghiệm tinh dịch đồ khi nào?
Ngày nay, ngoài những yếu tố liên quan đến thói quen sinh hoạt, môi trường sống và làm việc, thì tỷ lệ vô sinh nam ngày càng gia tăng bởi vấn đề liên quan đến tinh trùng ở nam giới như: tinh trùng dị dạng, tinh trùng yếu hay không có tinh trùng. Chính vì vậy, việc thực hiện làm xét nghiệm tinh dịch đồ chính là cách để biết chính xác nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới là gì.
Nếu nam giới cảm thấy nghi ngờ về khả năng sinh sản của mình hay thấy có dấu hiệu bất thường nào đó thì có thể tiến hành làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Quá trình xét nghiệm tinh dịch đồ khá đơn giản và không quá tốn kém.
Quy trình xét nghiệm tinh dịch đồ thủ công
1. Giai đoạn trước xét nghiệm
Giai đoạn trước khi tiến hành xét nghiệm này khá quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xét nghiệm. Trước khi làm xét nghiệm tinh dịch đồ, bác sĩ sẽ có hướng dẫn bệnh nhân lấy mẫu và nhận mẫu.
Hướng dẫn bệnh nhân lấy mẫu
– Bệnh nhân phải kiêng quan hệ, kiêng xuất tinh từ 3-5 ngày trước khi đi làm xét nghiệm tinh dịch đồ.
– Bệnh nhân đi tiểu sạch và vệ sinh bộ phận sinh dục để khi làm xét nghiệm tránh trường hợp viêm nhiễm, ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm.
– Trước khi tiến hành xét nghiệm tinh dịch đồ, tốt nhất là lấy bằng phương pháp thủ dâm trực tiếp vào lọ đựng mẫu. Không nên lấy bằng giao hợp gián đoạn hoặc sử dụng bao cao su vì trong bao cao su có chất diệt tinh trùng cũng có thể gây ảnh hưởng đến độ chính xác khi tiến hành xét nghiệm.
– Khi lấy mẫu tinh dịch làm xét nghiệm, các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên lấy mẫu tại ngay cơ sở y tế, vì nếu lấy tại nhà thì phải đảm bảo thời gian từ khi lấy mẫu đến khi gửi đến phòng xét nghiệm không quá 1 giờ đồng hồ.
Nhận mẫu
Khi nhận mẫu, kỹ thuật viên phải ghi ngay vào phiếu thời gian lẫy mẫu, thời gian nhận mẫu và các thông tin khác.
2. Giai đoạn xét nghiệm
Sau khi nhận mẫu kỹ thuật viên nên xét nghiệm ngay, tốt nhất trong vòng 1h từ khi lấy mẫu.
Bây giờ chúng ta sẽ đi từng mục một:
Thời gian ly giải
Là thời gian hóa lỏng của tinh dịch. Sau khi nhận mẫu, bạn ghi thời gian và cho mẫu vào tủ ấm, khoảng 5 phút kiểm tra 1 lần cho đến khi mẫu hóa lỏng hoàn toàn thi ghi kết quả vào phiếu. Trong trường hợp đến 60 phút mà chưa hóa lỏng được bạn lấy bơm kim tiêm loại 18G hút lên hút xuống vài lần để hóa lỏng mẫu. Lúc này bạn sẽ gi trong phiếu là thời gian hóa lỏng > 60 phút.
Độ nhớt
Bình thường sau khi hóa lỏng, bạn dùng pipet nhỏ giọt nhỏ từng giọt xuống. Nếu rời rạc là tốt, nếu kéo dài thành các giọt > 2cm là bất thường hay độ nhớt cao.
Màu sắc
Bạn quan sát màu sắc của mẫu tinh dịch. Tinh dịch thường có màu trắng đục, trắng ngả vàng hoặc màu đỏ nếu có máu...
Thể tích
Có 2 cách để đo thể tích:
- Để đo thể tích mẫu tinh trùng, bạn cần xác định được khối lượng cho chuẩn xác. Nếu bạn biết trước khối lượng của lọ đựng mẫu thì bạn sẽ cân luôn rồi lấy khối lượng của lọ chứa mẫu trừ đi khối lượng lọ trắng ban đầu sau đó nhân với tỉ trọng là 1. Tức là nếu mẫu có khối lượng 3g thì sẽ là 3ml.
- Nếu không biết trước khối lượng lọ mẫu: Bạn dùng pipet chính xác để hút và xác định thể tích.
Nhưng tốt nhất nên dùng cách cân mẫu.
pH
Dùng giấy chỉ thị vạn năng nhúng vào lọ tinh dịch sau đó so màu với thang chuẩn.
Mật độ tinh trùng
Là số lượng tinh trùng tính trên 1ml. Bạn làm như sau:
Dùng potanh pha loãng bạch cầu (pha loãng 1/20) hút tinh dịch đến vạch 0,5 sau đó hút tiếp dung dịch NaHCO3 5% đến vạch 11. Lắc đều nhỏ lên buồng đếm (Neubauer, Smic, thoma...) và đếm tại các khu vực như đếm bạch cầu. Tính kết quả như đếm bạch cầu trong máu, và kết quả cuối cùng sẽ là số lượng bạch cầu tính trên 1ml tinh dịch.
Ví dụ: trên buồng đếm Neubauer bạn đếm ở 4 khu trơn lớn được tổng 380 tinh trùng thì cách tính sẽ là:
Mật độ tinh trùng/ 1ml = 380 x 10/4 x 200 x 103 = 19 x 106 TT/ml
Tổng số lượng tinh trùng
Bằng mật độ tinh trùng x Thể tích tinh dịch.
Ví dụ: Thể tích tích tinh dịch là 3ml, mật độ tinh trùng đếm được là 19 x 106 TT/ml thì tổng số lượng tinh trùng sẽ là:
3 x 19 x 106 = 57 x 106 TT.
Di động tiến tới
Là tỉ lệ các tinh trùng di động đi theo hướng nhất định trên tiêu bản soi tươi. Đầu tiên các bạn hút 1 giọt tinh dịch lên lam, đậy lam kính và quan sát ở VK 10 để xem mật độ, tùy thuộc vào lượng tinh dịch nhiều hay ít mà ta sẽ ước lượng độ pha loãng. Sau đó ta sẽ nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý lên lam khác, hút 1 lượng tinh dịch (nhiều hay ít phụ thuộc vào bước sơ bộ trên) trộn đều chúng sau đó đậy lam men và quan sát ở VK 10, hoặc tốt nhất ở VK 20 (nếu có), hoặc vật kính 40 (mình hay quan sát ở VK 40). Bạn cố gắng làm sao để pha loãng phù hợp, càng loãng ta càng dễ đếm. Bạn đếm trong khoảng một vài vi trường ghi số lượng tinh trùng di động trong tổng số tinh trùng.
Di động không tiến tới
Cách làm như di động tiến tới nhưng bây giờ bạn đếm các tinh trùng đứng lắc lư 1 chỗ hoặc di động theo vòng tròn.
Không di động
Làm như trên nhưng đếm các tinh trùng đứng im không chuyển động.
Tóm lại là trên vi trường bạn sẽ đếm cả di động tiến tới, đi động không tiến tới và không di động sau đó chia tỉ lệ tứng loại trên tổng đã đếm. Theo kinh nghiệm của mình bạn đếm hết các tinh trùng không di động, sau đó đếm sang tinh trùng di động không tiến tới và cuối cùng đếm tinh trùng di động tiến tới.
Hình dạng bình thường
Có nhiều cách làm nhưng theo mình đơn giản và dễ làm nhất là bạn nhuộm giemsa. Bạn dàn tinh dịch thật mỏng, để khô, cố định bằng cồn 90 độ, để khô, nhuộm bằng giemsa 10% trong 15 phút. Quan sát trên KHV vật kính 100. Bạn sẽ đánh giá tỉ lệ tinh trùng bình thường. Bạn xem hình bên dưới một số dạng bất thường của tinh trùng:
Tỉ lệ sống
Bạn đánh giá bằng nhuộm Eosin – Nigrosin.
– Lắc đều mẫu
– trộn đều 50μl tinh dịch với 50μl Eosin – Nigrosin, đợi 30s
– Trộn đều mẫu và dàn tiêu bản để khô
– Quan sát dưới KHV vật kính 100x, đếm số tinh trùng bắt màu và không bắt màu thuốc nhuộm
Những tinh trùng bắt màu thuốc nhuộm là tinh trùng chết, những tinh trùng không bắt màu là tinh trùng sống.
Bạch cầu (hoặc hồng cầu)
Bạn đếm ngay trên buồng đếm khi làm mật độ tinh trùng.
Dịch vụ làm xét nghiệm tinh dịch đồ ở đâu?
Trung tâm Nam học - Bệnh viện Việt Đức
Trung tâm Nam học bệnh viện Việt Đức là trung tâm Nam học đầu tiên trong cả nước. Được chính thức thành lập từ năm 2004. Với đội ngũ giáo sư, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Nam khoa, nhiệt tình và chu đáo, trung tâm đã điều trị thành công nhiều ca vô sinh không có tinh trùng bằng phương pháp phẫu thuật. Cấp cứu nhiều ca chấn thương bộ phận sinh dục . Điều trị và tư vấn cho nhiều bệnh nhân rối loạn cương, xuất tinh sớm, suy sinh dục.
Địa chỉ: Phòng khám 237, tầng 2 nhà C2, 16 - 18 Phủ Doãn, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 024 3825 3531
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 08:00 - 12:00, 13:30 - 16:30
Khoa Hiếm muộn - Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện Phụ sản Trung ương thành lập ngày 19 tháng 7 năm 1955. Dưới thời Pháp thuộc, khu vực bệnh viện hiện nay là một nhà tù, sau là nhà thương Võ Tánh. Hoà bình lập lại, nhà thương được tu sửa lại làm nơi khám, điều trị bệnh cho cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan trung ương.
Ngày 19 tháng 7 năm 1955, bác sĩ Hoàng Tích Trí, Bộ Trưởng Bộ Y tế ký Nghị định 615-ZYO/NĐ/3A quy định tổ chức các cơ quan kế cận và trực thuộc Bộ, chính thức thành lập bệnh viện “C” đặt nền móng đầu tiên cho bệnh viện Phụ - Sản Trung ương ngày nay. Ngày 08 tháng 11 năm 1960, Bộ Y tế lại có Quyết Định số 708/BYT sửa đổi, tổ chức lại bệnh viện “C” theo hướng chuyên khoa phụ sản. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu khám, điều trị bệnh của nhân dân, ngày 14 tháng 5 năm 1966 Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 88/CP đổi tên bệnh viện “C” thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh.
Lần đầu tiên tại Việt Nam có một Viện chuyên ngành nghiên cứu tình trạng sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ sinh, hướng tới mục tiêu “Bảo vệ tốt sức khoẻ phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai của Tổ quốc”. Đến năm 2003, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám bệnh, điều trị bệnh của nhân dân ngày một lớn, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cả về tính chất, quy mô của Viện. Ngày 18 tháng 6 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2212/QĐ-BYT đổi tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành bệnh viện Phụ - Sản Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trước đây của Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh với những đòi hỏi cao hơn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ khám, điều trị bệnh trong tình hình mới.
Bệnh viện có quy mô 1000 giường bệnh nội trú; 08 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 07 trung tâm. Bệnh viện Phụ - Sản Trung ương hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh trong phạm vi cả nước. Bệnh viện có bề dày truyền thống lịch sử, có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc ...) có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp. Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, điều trị bệnh của bệnh viện được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu. Các khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch ... trong đó có nhiều hệ thống xét nghiệm mới được các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới đưa vào sử dụng như hệ thống Autodelfia (xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh); hệ thống Tendem Mass (sàng lọc các bệnh rối loạn chuyển hoá); hệ thống Sequensing (xét nghiệm QF-PCR) đã giúp thầy thuốc của bệnh viện chẩn đoán, xử trí chính xác các trường hợp bệnh.
Nhìn lại chặng đường phát triển trong những năm qua, cán bộ viên chức bệnh viện luôn tự hào trong bất kỳ hoàn cảnh nào những người thầy thuốc bệnh viện Phụ - Sản Trung ương luôn giữ vững phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ y tế, trau dồi y đức, tận tuỵ phục vụ người bệnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ bệnh viện và sự phấn đấu nỗ lực của tập thể Cán bộ viên chức, bệnh viện Phụ - Sản Trung ương đã có những tiến bộ vượt bậc. Công tác quản lý của bệnh viện được hoàn thiện, quyền làm chủ của cán bộ viên chức, của người bệnh và gia đình người bệnh được phát huy, nội bộ đoàn kết nhất trí, chất lượng chuyên môn ngày càng được nâng cao. Đạt được những thành tích trên đây không chỉ là sự nỗ lực của nhân vien bệnh viện thuộc nhiều thế hệ mà còn nhờ vào sự lãnh đạo và chỉ đạo đúng đắn của lãnh đạo Bộ Y tế, các vụ, cục chức năng; các cấp uỷ đảng, chính quyền thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm. Sự phối hợp có hiệu quả của các ngành, các cấp; các đoàn thể chính trị, chính trị - xã hội và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Thời gian tới, tập thể nhân viên bệnh viện Phụ - Sản Trung ương sẽ tiếp tục phát huy những thế mạnh của bệnh viện, đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Giám đốc và các đoàn thể hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tiếp tục xây dựng bệnh viện Phụ - Sản Trung ương trở thành địa chỉ khám, điều trị bệnh hàng đầu của ngành y tế Việt Nam và khu vực.
Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 024 3825 2161
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07:30 - 16:30
Bệnh viện Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh đã và đang là một địa chỉ tin cậy, ngày càng được bệnh nhân tin yêu. Đáp lại tấm chân tình ấy với những nỗ lực không mệt mỏi của ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công chức bệnh viện trên mọi lĩnh vực, nhằm một mục tiêu giữ vững danh hiệu, cố gắng để đạt thành tích mới, hết lòng hưởng ứng phong trào: “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”. Với tinh thần đoàn kết gắn bó và cầu tiến, lòng nhiệt tình với tâm huyết người làm y đức, bệnh viện đã xây dựng mạng lưới tuyến cơ sở vững mạnh đủ khả năng phục vụ bệnh nhân tại chỗ, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em khu vực phía Nam.
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Hồ Chí Minh, Phạm Ngũ Lão Quận 1 Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 5404 2829
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07:00 - 16:30
Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Năm 1994, Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh ra đời và năm 2000 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 3639/2000 QĐ-BYT. Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện công lập đa khoa hạng I hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện, gồm 3 cơ sở, 11 phòng chức năng, 27 Khoa Lâm sàng và Cận Lâm sàng, 8 phân khoa và các đơn vị nghiên cứu chuyên khoa sâu. Bệnh viện hiện có 1000 giường bệnh, 66 phòng khám ngoại trú với đầy đủ các chuyên khoa sâu và 17 phòng mổ được trang bị hiện đại: nhiều máy phẫu thuật nội soi, kính hiển vi phẫu thuật dùng mổ u tủy, nối mạch máu thần kinh, phẫu thuật tạo hình, được trang bị các phương tiện chẩn đoán trong khi mổ như máy X quang di động, siêu âm trong mổ, các phương tiện cầm máu hiện đại như dao cắt đốt siêu âm, dao cắt đốt laser, bệnh viện đầu tư dao cắt đốt Cusa để mổ cắt gan và tương lai phục vụ cho mổ ghép gan.
Bệnh viện có đội ngũ chuyên môn Bệnh viện là những Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành, những người không chỉ giỏi về lý thuyết y khoa mà còn giàu kinh nghiệm trong thực hành điều trị cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện luôn tiếp cận nhanh và ứng dụng các thành tựu y học tiên tiến trên thế giới trong việc khám và điều trị bệnh. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Thần kinh, Nội tiết, Tiêu hóa, Gan mật, Thận niệu, Xương khớp, Mạch máu – Lồng ngực, Hô hấp, Phụ sản, Mắt, Tai mũi họng, Da liễu, Hậu môn – Trực tràng.
Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đã khám và điều trị bệnh cho trên 16 triệu lượt bệnh nhân. Việc khám và điều trị bệnh bệnh nhân đạt kết quả ngày càng cao, thời gian điều trị ngắn, từ đó tạo được sự tín nhiệm của bệnh nhân trong nước cũng như của nước bạn Campuchia. Bệnh viện đã và đang áp dụng những kỹ thuật mới, những phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám và điều trị bệnh, sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3855 4269
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:30 - 16:30, Thứ Bảy: 06:30 - 12:00
Chỉ số PSA thấp có phải là tốt?
Cảnh báo sớm ung thư tiền liệt tuyến qua xét nghiệm PSA
Âm tính giả trong xét nghiệm PSA
Xét nghiệm tiền hôn nhân dành cho nam giới uy tín tại Hà Nội
Xét nghiệm máu trước khi kết hôn có cần thiết không?
Trên đây là những thông tin cơ bản về quy trình xét nghiệm tinh dịch đồ bằng phương pháp thủ công chính xác.Lily & WeCare hi vọng qua bài viết các bạn có thể tự tiến hành làm được xét nghiệm tinh dịch đồ mà không cần phải dùng máy đếm tự động. Hãy luôn chú ý tới những dấu hiệu bất thường của cơ thể, và thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát hay làm xét nghiệm tinh dịch đồ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Xem thêm:
- Xét nghiệm tinh dịch đồ có tác dụng gì?
- Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tinh dịch đồ và những điều cần biết
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!