Hiện tượng toát mồ hôi lạnh thường liên quan tới trạng thái bị sốc, xuất huyết do chửa ngoài dạ con, xuất huyết ở đường tiêu hóa, rối loạn về vấn đề trao đổi chất (như thiếu đường trong máu), nhồi máu cơ tim, adrenalin trong cơ thể tăng cao (do viêm tuyến thượng thận). Vậy triệu chứng mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh là do gì? Hôm nay Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhất để các bạn có thể nắm bắt được tình hình sức khỏe của mình.
Người ra nhiều mồ hôi có sức khoẻ yếu?
Nếu cơ thể đổ nhiều mồ hôi ngay cả khi không vận động kèm theo triệu chứng lạ bạn cần đi kiểm tra sức khỏe.
Rất nhiều nguyên nhân khiến mồ hôi có thể tăng tiết nhiều như cảm xúc, vị giác, bệnh về thần kinh giao cảm, hạ đường huyết, có thai, mãn kinh... Mồ hôi tiết nhiều hơn khi cơ thể ở trạng thái xúc động mạnh, ốm, sốt cao, ăn đồ quá cay, uống rượu, khi lao động nặng, tập luyện thể thao...
Tăng tiết mồ hôi do tâm lý thường ra nhiều ở lòng bàn tay, chân, trán... Đây chỉ là thay đổi thoáng qua do quá căng thẳng, áp lực về tâm lý và sẽ hết nhanh chóng khi cảm xúc được giải tỏa.
Tuy nhiên, nếu cơ thể bị ra nhiều mồ hôi cả khi thời tiết mát mẻ, cơ thể hoàn toàn không có chút vận động nào kèm theo một số triệu chứng lạ thì bạn cần tới kiểm tra thăm khám bác sĩ. Điều đó báo hiệu cơ thể bạn đang yếu.
Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn thường xuyên bị đổ mồ hôi thì đây có thể là dấu hiệu của chứng cường tuyến giáp hay tuyến giáp đang hoạt động quá mức. Chứng cường tuyến giáp có thể dẫn tới việc giảm cân và tim đập nhanh.
Ngoài ra, người ra nhiều mồ hôi ngay cả khi trời lạnh hoặc khi không có yếu tố kích thích, đó có thể là biểu hiện của chứng tăng tiết mồ hôi.
Nguyên nhân dẫn đến ra mồ hôi bất thường
Thiếu chất sắt
Nồng độ chất sắt trong cơ thể thấp là một trong những lý do phổ biến gây nên tình trạng ớn lạnh. Sắt là khoáng chất quan trọng giúp các tế bào máu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể cũng như mang lại sức nóng và các chất dinh dưỡng khác cho mọi tế bào trong hệ thống cơ thể. Nếu không có đủ sắt, các tế bào máu đỏ khó hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, sắt cũng rất quan trọng bởi thiếu hụt sắt có thể dẫn đến suy giáp. Cách tốt nhất để tăng lượng sắt là thông qua: thịt, trứng, rau lá xanh như rau bina, và hải sản.
Rối loạn tuyến giáp
Các vấn đề sức khỏe có thể được đổ lỗi cho tuyến giáp ở cổ. Luôn bị lạnh là dấu hiệu của suy giáp, có nghĩa tuyến giáp không tiết đủ hormone tuyến giáp cần thiết để nó hoạt động đúng chức năng. Nếu không đủ hormone này, sự trao đổi chất chậm lại, ngăn cơ thể sản xuất nhiệt.
Ngoài ra, các dấu hiệu khác của suy giáp còn có da, tóc khô, và mệt mỏi.
Máu lưu thông kém
Nếu bàn tay và bàn chân luôn lạnh như băng, trong khi các bộ phận còn lại của cơ thể vẫn bình thường, có thể do vấn đề lưu thông máu vào tứ chi của bạn quá kém. Bệnh tim mạch có thể là một nguyên nhân, bởi đó là dấu hiệu cho thấy tim không bơm máu hiệu quả hoặc các động mạch bị tắc nghẽn ngăn không cho máu đến các ngón tay và ngón chân, tiến sĩ Margarita Rohr tại Trung tâm y tế Langone ở New York (Mỹ) cho biết. Ngoài ra, hút thuốc cũng có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu trong cơ thể.
Mất nước
60% cơ thể là nước, và nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nếu cơ thể đủ nước, nước sẽ giữ nhiệt và phát hành nó từ từ, giúp cơ thể luôn ấm áp. Khi ít nước, cơ thể nhạy cảm hơn với nhiệt độ bên ngoài. Không những vậy, nước cũng giúp cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất diễn ra tích cực sẽ giúp sinh nhiệt cho cơ thể.
Ngủ không đủ giấc
Thiếu ngủ có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, từ đó tác động đến nhiệt độ cơ thể. Nghiên cứu cho thấy để đáp ứng với căng thẳng do thiếu ngủ, một khu vực ở não chịu trách nhiệm điều chỉnh nhiệt độ có xu hướng giảm xuống nên gây ra những cơn ớn lạnh liên tục.
Mệt mỏi sau một đêm mất ngủ khiến quá trình trao đổi diễn ra với tốc độ chậm chạp, từ đó khiến việc sản xuất nhiệt ít đi.
Ra mồ hôi khi ngủ mặc dù trời lạnh có nguy hiểm không?
Hiện tượng ra nhiều mồ hôi trong đêm có thể là triệu chứng của bệnh lao, bệnh đường ruột, bệnh nấm, bệnh nhồi máu cơ tim, căng thẳng thần kinh, stress... Riêng trường hợp bệnh nhân đái tháo đường, nếu bị toát mồ hôi lạnh, mặt tái, chân tay lạnh cần đưa tới bệnh viện ngay.
Trong khi chờ đợi bác sĩ, để bệnh nhân nằm nghỉ, không nằm gối, cho uống một ly nước đường pha thật ngọt, tuyệt đối không được uống bất cứ thuốc gì nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Để đảm bảo sức khỏe, nếu có dấu hiệu ra mồ hôi bất thường nên đi kiểm soát tổng quát, xét nghiệm công thức máu, chức năng tuyến giáp, chụp hình phổi. Cách chữa trị hiệu quả nhất chỉ có khi đã xác định được nguyên nhân gây ra triệu chứng.
Ra nhiều mồ hôi thì nên làm gì?
Trẻ 3 tuổi ra mồ hôi đầu khi ngủ phải làm sao?
5 phòng khám chữa chuyên khoa cơ xương khớp tại Hà Nội
Ung thư đại trực tràng - những điều bạn cần biết
Cách tẩy lông tay vĩnh viễn đơn giản nhất
Bị tiêu chảy có phải là dấu hiệu mang thai không?
1
Để hạn chế tình trạng tăng tiết mồ hôi ngoài việc tác động vào nguyên nhân gây bệnh, bạn cần thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt như giữ tinh thần thoải mái, loại bỏ những mặc cảm cá nhân. Vệ sinh cá nhân thường xuyên, ở nơi thoáng mát. Nên mặc quần áo rộng thoáng, uống nhiều nước để bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Bạn cũng cần có một chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn nhiều đồ ngọt, nhiều dầu mỡ, thức ăn cay mà nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Khi ra nhiều mồ hôi, hãy dùng khăn khô lau bớt, bật quạt ở mức vừa phải, uống một cốc nước mát nhằm hạ nhiệt cơ thể từ từ thích nghi với nhiệt độ mới, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Xem thêm:
- Nguyên nhân và cách hạn chế bệnh ra mồ hôi đầu
- Bệnh gì làm cơ thể mệt mỏi kèm tức ngực, nhói tim, ra mồ hôi?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!