Rạn da luôn là nỗi ám ảnh đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Những câu hỏi như “vết rạn da là gì ?” ” Vết rạn da có thể biến mất không” hay “có thể làm gì để hạn chế rạn da” luôn được các mẹ trong thời kì mang thai quan tâm hàng đầu.
Bài viết này Lily & WeCare sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên đồng thời cung cấp cho các mẹ cái nhìn tổng quan về hiện tượng rạn da khi mang bầu.
Vết rạn da là gì ?
Là các vết rạn, vết sâu xuất hiện trên da của phụ nữ ở giai đoạn sau của thai kì, khi em bé trong bụng bắt đầu lớn dần và các mô hỗ trợ đàn hồi dưới da bắt đầu thay đổi. Vết rạn da thường xuất hiện ở vùng mông, đùi, hông, ngực, chúng thường có máu hồng, nâu đỏ, tím hoặc nâu sẫm tùy thuộc vào màu da của các mẹ. Sau này chúng có thể mờ dần nhưng không bao giờ biến mất hoàn toàn.
Ai mang bầu cũng đều bị rạn da ?
Bạn có biết: Tuy không phải tất cả nhưng ít nhất một nửa số phụ nữ mang bầu đều bị rạn da. Đồng thời có một số nguyên nhân dẫn đến gia tăng nguy cơ rạn da khi mang bầu. Đó là:
- Di truyền: Nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu mẹ hoặc chị em bạn bị rạn da khi mang thai thì khả năng lớn bạn cũng sẽ bị rạn da
Ngoài ra, da càng mở rộng, các vết rạn càng xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Do đó bạn có nhiều khả năng bị rạn da nếu:
- Bạn tăng cần một cách nhanh chóng
- Bạn mang song thai
- Bạn mang thai nhi lớn
- Bạn có nước ối dư thừa.
Vết rạn da có biến mất hay không ?
Một tin tốt đó là vết rạn da giảm đáng kể 6 đến 12 tháng sau sinh, tuy kết cấu không thay đổi nhưng các sắc tố giảm khiến chúng trở nên dần đồng màu với vùng da xung quanh (mức độ đồng màu tùy thuộc vào da của bạn)
Làm cách nào để thoát khỏi vết rạn da sau này ?
Nghiên cứu chỉ rằng các loại kem, thuốc mỡ hay dầu bạn vẫn tin rằng có thể làm giảm rạn da đều không thực sự có hiệu quả. Để làm giảm nguy cơ rạn da khi mang bầu bạn cần giữ cho cơ thể tăng cân một cách ổn định.
Bạn nên nhớ: Vết rạn da sẽ không hoàn toàn biến mất, nhưng nếu chúng ảnh hưởng đến bạn hậu thai kỳ, bạn hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ da liễu để biết thêm biện pháp giảm thiểu chúng. Một số gợi ý dành cho bạn:
- Thuốc thoa tretinoin (Retin- A) hoặc acid glycolic ( Lưu ý: Không sử dụng thuốc Retin- A trong thời kì mang thai, tránh sử dụng thuốc khi cho con bú)
- Phương pháp điều trị laser: Nghiên cứu cho thấy, phương pháp này giúp phục hồi độ đàn hồi của da và thay đổi sắc tố da giúp da dần trở về trạng thái ban đầu.
Qua bài viết này, Lily & WeCare hi vọng rằng các mẹ sẽ có thêm hiểu biết về hiện tượng rạn da cũng như cách khắc phục chúng để mau chóng lấy lại làn da khỏe mạnh ban đầu.
Nguồn: babycenter
Nước detox và các công dụng cho sức khỏe và làm đẹp
Nguyên nhân và cách điều trị viêm nang lông
Những lợi ích của việc đạp xe bạn nên biết
5 cách giảm cân hiệu quả với trà xanh
Các bài tập ngón tay có ích cho sức khoẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!