Rối loạn miễn dịch – Nguyên nhân gây ra các bệnh tuyến giáp

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Các bệnh lý ở tuyến giáp đều liên quan đến rối loạn miễn dịch của cơ thể.

Hoạt động của tuyến giáp ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể: điều hòa chuyển hóa mỡ, đường cũng như hoạt động hô hấp, thân nhiệt, sự phát triển của não bộ, hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ cơ xương khớp và sự toàn vẹn của da.

Cơ chế miễn dịch trong các bệnh lý tuyến giáp

Bệnh lý tuyến giáp rất đa dạng về triệu chứng. Biểu hiện trên lâm sàng phụ thuộc vào tình trạng bình giáp, cường chức năng hay suy chức năng tuyến giáp.

Bướu tuyến giáp bình giáp: Bướu giáp đơn thuần là bệnh lý tuyến giáp có tỷ lệ người mắc cao nhất. Biểu hiện điển hình là tuyến giáp phì đại (với các mức độ khác nhau). Với những tiến bộ của khoa học, hiện nay đã xác định được nhiều yếu tố là nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh, tuy nhiên, rất đáng lưu ý ở đây là cơ chế miễn dịch. Người ta đã xác định được trong cơ thể bệnh nhân có kháng thể kích thích tuyến giáp, làm tăng khối lượng, tăng sinh tổ chức, nhưng không làm tăng khả năng sinh hormon tuyến giáp. Bệnh bướu bình giáp thường gặp thứ hai là bướu nhân tuyến giáp. Nguyên nhân cũng tương tự như bướu giáp đơn thuần.

Rối loạn miễn dịch – Nguyên nhân gây ra các bệnh tuyến giáp

Bướu đơn thuần là bệnh lý tuyến giáp có tỷ lệ mắc cao nhất

Bướu cường chức năng tuyến giáp (tăng tiết hormone tuyến) thường gặp là bướu giáp lan tỏa, bướu gây nhiễm độc đối với cơ thể (bệnh basedow - một số nước còn gọi là Graves). Trong đó, basedow là bệnh lý cường giáp thường gặp nhất. Bệnh được xác định có liên quan đến cơ chế tự miễn, biểu hiện là sự phì đại lan tỏa của tuyến giáp, do kháng thể kích thích trực tiếp thụ cảm thể tiếp nhận TSH, gây tăng nồng độ hormon tuyến giáp trong máu.

Bướu suy chức năng tuyến giáp bao gồm suy tuyến giáp mắc phải và suy tuyến giáp bẩm sinh. Suy tuyến giáp do nhiều nguyên nhân: tai biến sau điều trị, sau phẫu thuật, sau khi dùng phóng xạ, thiếu hụt cung cấp iod, thiếu hụt men di truyền, viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto,… làm giảm khả năng tổng hợp hormon tuyến giáp.

Có thể thấy, các bệnh lý tuyến giáp dù biểu hiện triệu chứng khác nhau nhưng điểm chung là có bướu giáp và xuất hiện kháng thể tự miễn. Chính vì vậy, việc tìm ra kháng thể tự miễn là yếu tố để chẩn đoán sớm các bệnh lý tuyến giáp.

Mục đích trong điều trị các bệnh lý tuyến giáp là làm hạn chế độ phì đại tuyến giáp và giảm triệu chứng của cường hoặc suy chức năng tuyến giáp. Bên cạnh đó, cần nâng cao khả năng miễn dịch. Đây cũng là lý do mà việc sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ điều trị, điều hòa miễn dịch cho người bị bệnh tuyến giáp đang trở thành xu thế ngày nay.

Thảo dược giúp điều hòa miễn dịch cho tuyến giáp

Đã từ lâu, hải tảo (rong biển, rong mơ) được biết đến không chỉ là thực phẩm thông thường, mà còn là vị thuốc tăng cường sức khỏe cho cơ thể cũng như phòng ngừa bệnh lý bướu cổ. Trong các dược điển của Việt Nam, hải tảo có vị mặn, tính hàn, qui vào các kinh: phế, tỳ, thận có tác dụng nhuyễn kiên (làm nhỏ mềm các khối u), tiêu đờm, lợi thủy tiết nhiệt. Bên cạnh đó, hoạt chất natri alginate và các thành phần đa đường chiết xuất trong hải tảo có tác dụng giảm cholesterol máu. Như vậy hải tảo có tác dụng làm nhỏ và mềm bướu, giảm triệu chứng nhiễm độc giáp, cholesterol của người suy chức năng tuyến giáp.

Rối loạn miễn dịch – Nguyên nhân gây ra các bệnh tuyến giáp

Hải tảo rất giàu iod, có hiệu quả tốt với các bệnh lý tuyến giáp

Một số người nghi ngại, trong hải tảo chứa iod thì có thể dùng được cho người cường chức năng tuyến giáp hay không?

Theo các tài liệu khoa học thì iod vô cơ là thuốc kháng giáp cũ nhất mà người ta biết đến. Lần đầu tiên, vào năm 1923, iod được bác sĩ Henry Plummer (người Mỹ) dùng để điều trị basedow và nhận thấy: Khi người bệnh uống iod, các triệu chứng đều giảm, bệnh nhân hết hồi hộp, hết đánh trống ngực, giảm ra mồ hôi, giảm run tay, tăng cân, chuyển hóa cơ bản giảm, có khi giảm xuống tới mức bình thường. Như vậy, iod có vai trò quan trọng trong bệnh lý cường giáp basedow.

Tại Việt Nam, trong nhiều năm Bệnh viện Quân y 103 đã đưa iod vào phác đồ để chuẩn bị cho phẫu thuật bệnh nhân basedow và đã đem lại nhiều kết quả tích cực.

Ngoài hải tảo, còn rất nhiều vị thuốc khác cũng cho hiệu quả tốt với bệnh tuyến giáp, giúp tăng cường miễn dịch như neem, bán biên liên... Hiện nay, thực phẩm chức năng Ích Giáp Vương là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đầu tiên trên thị trường được phát triển dựa trên cơ chế điều hòa miễn dịch của cơ thể trong điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Sản phẩm là sự kết hợp của nhiều dược liệu có tác dụng tăng cường miễn dịch như hải tảo, bán biên liên, neem, magiê… Được các chuyên gia y tế đánh giá cao, cũng như nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý tuyến giáp tin tưởng sử dụng, cho hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tích cực. Bên cạnh tác dụng tăng cường miễn dịch, sự kết hợp giữa hải tảo, bán biên niên, neem, magiê cùng với ba chạc, khổ sâm, kali iodua còn giúp làm mềm và tiêu khối u tuyến giáp, điều hòa nhịp tim, điều hòa thân nhiệt, ổn định huyết áp, giúp chống viêm, chống độc cho tuyến giáp. Vì vậy, Ích Giáp Vương là sản phẩm có tác dụng góp phần làm nhỏ khối u tuyến giáp, giúp điều hòa miễn dịch và đưa tuyến giáp về bình thường, đạt được mục tiêu điều trị các bệnh lý tuyến giáp hiện nay.

Rối loạn miễn dịch – Nguyên nhân gây ra các bệnh tuyến giáp

 Ích Giáp Vương có thể dùng được cho tất cả các bệnh lý về tuyến giáp

Thông thường, nhu cầu iod là 150mcg/ngày đối với người trưởng thành và tối đa là 1000mcg/ngày. Nếu dùng 4 viên Ích Giáp Vương/ngày thì lượng iod cung cấp vào cơ thể không làm tăng nồng độ hormon tuyến giáp ở người bị bệnh cường giáp basedow. Còn đối với các bệnh lý tuyến giáp khác thì Ích Giáp Vương có lợi trong việc cung cấp iod cho người bệnh có biểu hiện suy chức năng giáp (bệnh suy chức năng tuyến giáp tiên phát, thứ phát, các bệnh viêm tuyến giáp…) và bướu tuyến giáp đơn thuần.
Với nguồn dược liệu phong phú và đa dạng của Việt Nam, ngày nay rất nhiều vị thuốc đã được phát hiện, ứng dụng trong hỗ trợ điều trị, điều hòa miễn dịch, nâng cao sức khỏe cho người mắc bệnh lý tuyến giáp.

PGS.TS TTƯT Trần Đình Ngạn
Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!