Rùng mình với cách phụ nữ Trung Quốc thời xưa sinh con và đây mới là lý do vì sao bà đẻ phải ở cữ ít nhất 30 ngày

Mang thai - 11/24/2024

Sự thô sơ, nguy hiểm từ phương thức đỡ đẻ đến các công cụ hộ sinh, thậm chí là các bà đỡ dùng răng để cắn đứt dây rốn đứa trẻ sau sinh khiến ai cũng phải rùng mình sợ hãi.

Bắt đầu từ khi mang thai, phụ nữ thời xưa đã phải nghiêm ngặt thực hiện những quy định 'quái quỷ' như tuyệt đối không được ăn những hoa quả có vỏ sần sùi, gai góc. Vì theo quan niệm của người Trung cổ nếu như ăn như vậy sẽ khiến cho da em bé khi sinh ra sẽ bị sần sùi, bong tróc như rắn.

Bên cạnh đó, phụ nữ thời xưa khi mang thai không được phép ngồi vắt chéo chân, phải ngồi hai chân ngang bằng nhau, không được phép rung đùi vì sợ gây ngạt cho con.

Quá trình sinh nở cũng là thời gian vô cùng sợ hãi và kinh khủng đối với những người phụ nữ thời xưa tại Trung Quốc.

Đẻ trên rơm hoặc vào chậu

Một trong những loại đồ vật quan trọng nhất trong quá trình sinh con của người phụ nữ Trung Quốc thời xưa chính là rơm rạ. Các loại rơm như rơm lúa mì, rơm lúa gạo hay các loại rơm khác được sử dụng làm những thảm cỏ để những người phụ nữ khi sinh ngồi lên đó.

Rùng mình với cách phụ nữ Trung Quốc thời xưa sinh con và đây mới là lý do vì sao bà đẻ phải ở cữ ít nhất 30 ngày

Những hình ảnh người phụ nữ nằm trên giường sinh như các bộ phim sau này.

Theo quan niệm thời Trung Quốc cổ đại, phụ nữ khi sinh con bắt buộc phải ngồi, ngồi xổm cao, hai chân dạng rộng để con có thể suôn sẻ chui ra bên ngoài.

Vào thời Đông Hán, sử sách đã ghi chép lại: 'Phụ nữ ngồi trên cỏ để sinh con, đây là hình thức được lưu truyền trong dân gian để thuận lợi cho đứa trẻ ra đời'.

Nguyên nhân việc người xưa sử dụng rơm lúa mì hay rơm khác để cho đứa trẻ ra đời có hai nguyên nhân: thứ nhất chính là thiếu vật dụng như vải và giấy băng. Rơm lúa mì có thể ngăn nước ối, nhiễm trùng máu, đảm bảo đứa trẻ sạch và không bị đau khi sinh ra. Thứ hai chính là người mẹ hy vọng mình giống như cỏ, mềm mại và thuận lợi khi sinh con, nuôi con khôn lớn.

Như đã nói, khi sinh con các bà mẹ đều phải ngồi. Bà mẹ được để ngồi lên một chiếc ghế cao trước khi sinh và có đoạn dây treo phía trên trần nhà để là nơi vịn khi dặn đẻ. Muốn con sinh ra một cách suôn sẻ và thuận lợi thì người mẹ cần phải ưỡn cong người, nắm chặt vào sợ dây. Bên cạnh, những người đỡ đẻ cần phải ôm chặt eo trên để tạo sức đẩy đứa trẻ ra bên ngoài. Phía dưới là cỏ hoặc chậu nước, khi đứa trẻ chui ra được những bà đỡ chăm sóc ngay.

Tại một số địa phương, phụ nữ ngồi trên chậu để sinh con, chính vì vậy có những chiếc chậu được sản xuất riêng đáp ứng nhu cầu này. Hay thậm chí là ngồi trên những chiếc nồi to để đẻ và các bà đỡ phải làm công việc hộ sinh của mình tương đối khó khăn.

Trình tự sau khi đứa trẻ sinh ra, việc đầu tiên là các bà đỡ phải mở rộng chân của đứa trẻ để biết giới tính của chúng. Sau đó, thông báo với gia đình và nhận phong bì đỏ coi như là mức chi phí cho công sức của mình.

Rùng mình với cách phụ nữ Trung Quốc thời xưa sinh con và đây mới là lý do vì sao bà đẻ phải ở cữ ít nhất 30 ngày

Cắt dây rốn của trẻ bằng công cụ thô sơ, thậm chí là cắn bằng răng

Nếu như ở hiện nay, y tế phát triển việc cắt dây rốn cho đứa trẻ phải là những công cụ được tiệt trùng nghiêm ngặt tránh tránh tình trạng nhiễm trùng. Nhưng thời Trung cổ thì không, một vài nơi họ sử dụng kéo được ngâm trong rượu trắng hay các sợi bông. Còn một số nơi khác lấy những vật sắc nhọn, những đoạn tóc rối và dày. Hay điều kiện không cho phép thì họ dùng răng cắn hay lấy tay đập đứt. Cuối cùng là bọc đứa trẻ lại bằng các loại vải làm từ da động vật, kết thúc quá trình sinh nở.

Đó chỉ là một trong đa số những trường hợp sinh con may mắn cả mẹ và con đều khỏe. Nhưng có rất nhiều trường hợp, bà mẹ đã tử vong do bị mất máu quá nhiều, hay bị nhiễm trùng trong quá trình sinh đẻ.

Ngoài ra, do y học còn quá lạc hậu do đó người ta thường có quan niệm ma quỷ xâm chiếm vào người của các bà mẹ sau khi sinh hay đứa con. Thay vì thực hiện vệ sinh các dụng cụ hộ lý hay các bước làm sạch thân thể cho các bà mẹ thì lại đi thờ cúng, đọc bài thần chú, thắp hương gọi các vị thần tiêu diệt ma quỷ, giúp cho sức khỏe của mẹ và con quay lại bình thường. Chính vì vậy, tỷ lệ phụ nữ mất khi sinh con rất cao vào thời trung cổ tại Trung Quốc.

Ở cữ 30 - 42 ngày để tránh ma quỷ xâm nhập

Sau khi kết thúc quá trình sinh nở, bà mẹ còn phải đối mặt với những nguy hiểm và khó khăn khác. Thân thể của người phụ nữ vô cùng yếu sau khi vượt cạn, người ta quan niệm lúc này thân thể sẽ bị ma quỷ xâm nhập làm hại sức khỏe. Vì vậy mà cần phải nhanh chóng hồi phục sức khỏe bằng thủ tục 'ở cữ' trong khoảng thời gian là 30 ngày hoặc 42 ngày.

Bà mẹ lúc này ở trong một căn phòng kín, xung quanh bốn góc được đặt giấm. Có hai nguyên nhân: ma quỷ sợ giấm và giấm cũng được coi là một thứ thuộc tiệt trùng hiệu quả. Mọi cửa sổ được bịt kín, không cho phép bất cứ một luồng gió bên ngoài lùa vào, gây phong hàn và bệnh xương khớp.

Bà đẻ buộc phải nằm trên giường dày, cao, kín mít được che bằng nhiều lớp vải. Không được phép nằm chiếu hai những chiếc giường mỏng.

Đối với việc ăn cũng vô cùng cẩn thận, trong vòng 7 ngày sau khi sinh chỉ được phép ăn cháo trắng, ăn vừa đủ không được phép ăn quá no. Khi nấu không được nấu dưới mái hiên hay sảnh vì sợ ma quỷ sẽ bỏ thuốc độc vào cháo.

Chính vì vậy, trong thời Trung Cổ, một người phụ nữ có thể hồi phục sức khỏe bình thường sau khi sinh là một điều vô cùng may mắn.

Theo Guancha

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!