Rối loạn sàn chậu có liên quan tới sự sa xuống của bàng quang, niệu đạo, ruột non, trực tràng, tử cung, âm đạo – gây ra bởi sự suy yếu hoặc tổn thương dây chằng, mô liên kết và các cơ xương chậu.
Các loại rối loạn sàn chậu bao gồm:
- Sa trực tràng kiểu túi: sa trực tràng kiểu túi xuất hiện khi trực tràng sa xuống và nhô ra sau thành âm đạo. Đây là kết quả của sự suy yếu các cơ trực tràng và các mô liên kết xung quanh trực tràng. Sa trực tràng kiểu túi có thể khiến nhu động ruột (hoạt động co giãn của cơ trơn) trở nên khó khăn và có thể gây táo bón. Ở vài người, cần phải đặt tay vào trong âm đạo và đẩy trực tràng để nhu động ruột trở nên dễ dàng hơn.
- Thoát vị âm đạo: xảy ra khi ruột non và thành khoang bụng phồng lên, chèn vào giữa âm đạo và trực tràng. Tình trạng này thường xảy ra sau khi bạn thực hiện phẫu thuật loại bỏ tử cung. Thoát vị âm đạo là kết quả của sự suy yếu các mô liên kết và các dây chằng hỗ trợ tử cung. Thoát vị âm đạo thường không có triệu chứng. Nhưng vài phụ nữ có thể cảm thấy nặng nề hoặc có áp lực đè lên vùng chậu và có thể cảm thấy đau ở vùng dưới thắt lưng.
- Sa bàng quang: sa bàng quang xảy ra khi bàng quang sa xuống và lồi ra ở thành trước âm đạo. Đây là kết quả của sự suy yếu các mô liên kết và các cấu trúc hỗ trợ bàng quang.
- Sa tử cung: sa tử cung xảy ra khi tử cung sa xuống âm đạo.
- Sa âm đạo: sa âm đạo là phần trên âm đạo sa xuống dưới khiến âm đạo lồi ra ngoài.
Làm thế nào biết được bạn bị rối loạn sàn chậu?
Triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn sàn châu là:
- Cảm giác nặng nề và áp lực ở vùng âm đạo;
- Có cảm giác như tử cung, bàng quang, trực tràng như sắp rơi ra;
- Những triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn đứng thẳng, căng thẳng, ho, và triệu chứng biến mất khi bạn nằm xuống hoặc thư giãn;
- Một vài phụ nữ cảm thấy đau khi quan hệ tình dục.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Không thể phòng ngừa 100% mà chỉ giảm nguy cơ bị rối loạn sàn chậu
Không có phương pháp nào có thể phòng ngừa rối loạn sàn chậy hoàn toàn, để giảm thiểu nguy cơ mắc rối loạn sàn chậu, bạn nên:
- Tập thể dục thường xuyên;
- Tránh làm những việc nặng;
- Kiểm soát sinh nở;
- Kiểm tra vùng chậu định kỳ để có thể sớm phát hiện những bất thường ở vùng chậu, từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất và sớm nhất cho bạn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!