Sai lầm khi chế biến khiến thịt sinh độc tố, gây ung thư

Dinh dưỡng - 03/29/2024

Việc chế biến thịt cho bữa ăn hằng ngày tưởng chừng rất đơn giản, nhưng nếu vô tình mắc phải sai lầm thì không những khiến món ăn bị mất dinh dưỡng mà còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe, thậm chí gây ung thư.

Nấu thịt khi chưa được rã đông

Thịt chưa được rã đông khi cho vào nấu bên ngoài thịt sẽ chín trước và bên trong thịt vẫn còn sống. Vì vậy, trước khi nấu, cần rã đông thịt 1 giờ, khi nấu thịt sẽ chín đều.

Sai lầm khi chế biến khiến thịt sinh độc tố, gây ung thư

Không nên để thịt tự rã đông ở nhiệt độ phòng vì dễ sinh sôi vi khuẩn dẫn đến ngộ độc, tiêu chảy. Không cho thịt đông lạnh vào dầu nóng để rã đông hoặc nấu khi thịt chưa rã đông sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Nếu nấu quá lâu, thịt bị nát, hỏng và mất vị ngon.

Thịt sau khi rã đông phải chế biến ngay, tránh cấp đông trở lại và không giữ thịt trong ngăn lạnh quá lâu. Có thể sử dụng lò vi sóng để rã đông ở nhiệt độ thích hợp. Bọc kín thịt trong túi nilon để chất dinh dưỡng không bị mất đi. Bạn có thể cho thịt vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ. Không sử dụng nước nóng để rã đông sẽ làm hỏng thịt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Sai lầm khi chế biến khiến thịt sinh độc tố, gây ung thư

Chế biến thịt khi chưa rã đông hoàn toàn, ninh thịt quá kỹ, thịt nướng cháy... khiến thịt mất chất và sinh độc tố.

Chần thịt gà bằng nước sôi

Theo các chuyên gia thì các loại vi khuẩn chỉ thực sự chết ở nhiệt độ cao tới 100 độ, việc chần qua bằng nước sôi không mang lại kết quả như bạn mong muốn. Ngược lại, vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập thịt gà. Đồng thời, việc làm này còn làm thịt gà mất chất, nhạt thịt.

Nếu bạn muốn loại bỏ vi khuẩn trong thịt gà, hãy rửa thịt gà bằng nước muối loãng, rồi rửa lại bằng nước lạnh thật nhiều lần để đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó, khi nấu nướng, bạn nên nấu chín thịt gà, không nên ăn tái, sống kẻo rước bệnh vào thân.

Dùng dầu ăn để rán, quay thịt

Rất nhiều người thường đợi dầu nóng già, thậm chí bốc khói mới cho thực phẩm vào nồi. Thói quen nấu nướng này sẽ không tốt cho sức khỏe bởi vì lúc này, nhiệt độ của dầu đã lên đến 2000C. Tại thời điểm này, khi cho thực phẩm vào sẽ làm sản sinh chất độc hại. Nhiệt độ cao không những phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide gây ung thư và các chất gây hại cho sức khỏe. Khi nhiệt độ vượt quá “điểm bốc khói” của dầu ăn, dầu bị cháy, bốc khói và có mùi khét, sẽ rất độc.

Cách tốt nhất là mỗi gia đình nên sử dụng cả dầu ăn và mỡ động vật. Trong đó, mỡ động vật dùng để rán, quay các món cá, thịt, còn dầu ăn chỉ dùng để xào, trộn dầu dấm, salat, nấu canh, ướp thịt, cá. Các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ôliu... nên dùng để xào, ăn sống, ướp thực phẩm, giúp người sử dụng hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K có sẵn trong thực phẩm, bổ sung các axit béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn.

Nấu thịt chín quá mức

Chúng ta thường có quan niệm là thịt nấu càng mềm càng ngon, vì vậy, khi nấu nướng, nhiều người để thịt trên lửa trong thời gian rất lâu, nhất là khi hầm cả xương, không ít người nấu cho đến khi xương cũng mềm ra mới tắt bếp. Tuy nhiên, trong nhiệt độ 200-3000C, axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt sẽ xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic. Trong chất này có chứa đến 12 loại hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại có khả năng gây ung thư.

Do vậy, không nên nấu thịt quá lâu, quá chín. Chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.

Chiên lạp xưởng, thịt hun khói

Nhiều người thường rán lạp xưởng để ăn với xôi. Tuy nhiên, điều này rất có hại cho sức khỏe. Bởi những thực phẩm mặn như: Lạp xưởng được chế biến từ thịt lợn tươi, để duy trì được lâu dài, người ta phải cho vào một tỷ lệ chất chống thối nhất định trong quá trình sản xuất-chất sodium nitrat. Chân giò hun khói, thịt hun khói cũng có một vi lượng nitrat amoni nhất định. Nếu dùng dầu để chiên rán, những loại thực phẩm trên sẽ sản sinh ra chất gây ung thư. Để chế biến lạp xưởng, chân giò hun khói, thịt hun khói..., bạn có thể nấu, hấp làm cho chất nitrat amoni bay theo hơi nước. Ngoài ra, giấm có tác dụng phân giải muối nitrat amoni và còn có thể diệt khuẩn. Vì vậy, bạn có thể cho một ít giấm vào nồi nước nấu món thịt hun khói sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Sai lầm khi chế biến khiến thịt sinh độc tố, gây ung thư

Thịt nướng ở nhiệt độ cao dễ sản sinh chất gây ung thư.

Nướng thịt

Mọi người không nên ăn nhiều thịt nướng bởi quá trình nướng sản sinh ra chất HCAs hay còn gọi là heterocyclic amines chính là chất hóa học độc hại gây ung thư. Đặc biệt khi nướng thịt, phần mỡ trong thịt tan chảy xuống than tạo nên khói độc ám vào miếng thịt sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Phần thịt cháy đen tuyệt đối không được ăn. Hơn nữa, đối với những người bị rối loạn chuyển hóa, thịt nướng càng trở thành món ăn cần hạn chế.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!