Sán làm tổ kín bắp đùi và vùng kín của người phụ nữ ở Quảng Châu có thói quen ăn gỏi cá sống

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Kết quả chụp X-quang của người phụ nữ này khiến bác sĩ vô cùng bất ngờ vì họ chưa từng gặp bệnh nhân nào có số lượng sán trong cơ thể nhiều như vậy.

Mới đây, một người phụ nữ sống ở thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) đã nhập viện vì thường xuyên gặp phải những triệu chứng lạ. Theo đó, người phụ nữ này bị đau bụng liên tục, nước tiểu chuyển sang màu đen. Do quá sợ hãi nên sau đó cô đã nhanh chóng tới Bệnh viện Nhân dân số 1 ở Quảng Châu để khám bệnh.

Sán làm tổ kín bắp đùi và vùng kín của người phụ nữ ở Quảng Châu có thói quen ăn gỏi cá sống

Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện thấy người phụ nữ này có kết quả dương tính với sán lá gan, đồng nghĩa là trong cơ thể cô đang chứa sán. Vì vậy, bác sĩ cho nữ bệnh nhân làm thêm siêu âm B ở gan và túi mật. Kết quả cho thấy, có rất nhiều trứng sán trong cơ thể người phụ nữ này.

Sán làm tổ kín bắp đùi và vùng kín của người phụ nữ ở Quảng Châu có thói quen ăn gỏi cá sống

Khi chụp cộng hưởng MRI, bác sĩ còn bất ngờ hơn khi thấy sán lá gan đã lan ra xung quanh bắp đùi và thậm chí xâm chiếm cả vào vùng kín của người phụ nữ này. Hình ảnh cho thấy, tất cả đều là trứng sán dày đặc.

Sán làm tổ kín bắp đùi và vùng kín của người phụ nữ ở Quảng Châu có thói quen ăn gỏi cá sống

Thấy tình trạng bệnh đáng báo động như vậy, bác sĩ liền hỏi về thói quen ăn uống thì được biết, người phụ nữ này thường ngày rất thích ăn gỏi cá sống. Cô có thể ăn hàng ngày mà không cảm thấy chán và chính điều này làm số lượng sán cứ thế nhân dần lên trong cơ thể nữ bệnh nhân.

Sán làm tổ kín bắp đùi và vùng kín của người phụ nữ ở Quảng Châu có thói quen ăn gỏi cá sống

Sán lá gan có thể gây nguy hiểm tới mức nào?

Sán lá gan là một loại giun dẹt, thường ký sinh ở gan và túi mật. Trung bình một con sán trưởng thành có thể sản sinh từ 2000 - 4000 trứng mỗi ngày. Những quả trứng này sẽ được thải qua đường mật và phân của người nhiễm bệnh.

Chu kỳ này lặp đi lặp lại thông qua việc ăn sống các loại cá nước ngọt. Đa phần, những người nhiễm sán thường là do ăn đồ sống, chưa đun sôi nấu chín, bị nhiễm khuẩn.

Khi sán đã xâm nhập vào cơ thể của bạn, chúng sẽ cư trú ở gan và túi mật, ký sinh tại đó trong khoảng 20 - 30 năm. Sau đó, nó sẽ gây nên những triệu chứng bệnh như sốt cao, khó tiêu, đau bụng, viêm túi mật, xỏi mật, xơ gan... và nặng nhất là ung thư gan.

Có cách gì để phòng ngừa bệnh sán lá gan hay không?

- Tránh ăn gan sống từ cừu, dê và gia súc.

- Sử dụng nguồn nước sạch sẽ.

- Không ăn trái cây và rau quả được trồng gần đồng cỏ chăn thả gia súc.

- Nấu chín các loại thực vật tươi sống trước khi ăn.

Source (Nguồn): Sohu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!