Ngày càng có nhiều phụ nữ ăn nhau thai của chính mình với niềm tin giúp giảm trầm cảm sau sinh, tăng cường thể chất.
Những người nổi tiếng thế giới như Kourtney Kardashian, Katherine Heigl và Gabby Hoffman đã góp phần thúc đẩy trào lưu ăn nhau thai của chính mình.
TS.BS Amos Grunebaum đến từ Trung tâm Y tế Presbyterian/Weill Cornel, Mỹ cho biết, trong vài năm trở lại đây, có rất nhiều phụ nữ chia sẻ mong muốn được mang nhau thai của mình về ăn.
Nhiều người vẫn tin rằng ăn nhau thai hay uống viên nang làm từ nhau thai sẽ có tác dụng rất tốt với sức khỏe như giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh, tăng cảm xúc và thể lực.
Tuy nhiên qua hàng chục nghiên cứu, nhóm chuyên gia của TS Grunebaum đã chỉ ra, không có bất kỳ bằng chứng về lợi ích sức khoẻ nào khi ăn nhau thai. Do đó yêu cầu các bác sĩ cảnh báo bệnh nhân không nên sử dụng bằng bất cứ hình thức nào.
Nhóm nghiên cứu cho biết, việc dùng nhau thai dưới dạng thuốc hay nấu chín đều không loại bỏ được nguy cơ nhiễm Zika, viêm gan và HIV hoàn toàn.
Tháng 6 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ đã thông báo về trường hợp 1 trẻ sơ sinh nhiễm trùng huyết do bú sữa mẹ bị nhiễm khuẩn Streptococcus nhóm B. Nguyên nhân do mẹ bé đã uống viên nang làm từ nhau thai hàng ngày.
"Sữa mẹ không chứa khuẩn Streptococcus nhóm B mà chính viên nang nhau thai là thủ phạm. Đây là bằng chứng chắc chắn đầu tiên cho thấy viên nang làm từ nhau thai bị nhiễm bệnh có thể là nguồn lây nhiễm", TS Grunebaum nhấn mạnh và khuyên các sản phụ dừng ăn nhau thai.
Nhau thai bám thấp dễ băng huyết sau sinh
Phòng ngừa biến chứng khi sinh như thế nào?
Chữa thiếu máu ở sản phụ với 6 loại rau củ đơn giản
6 dấu hiệu thông báo mẹ bầu sắp chuyển dạ
Muốn sinh con khỏe mạnh và hay cười, mẹ nên ăn sô cô la đen
Nhau thai có nhiệm vụ vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng nuôi bào thai và loại bỏ các chất độc hại trong suốt thai kỳ.
Cách đây khoảng 1 thế kỷ, con người bắt đầu ăn nhau thai để bồi bổ sức khỏe. Hiện nay, nhau thai được tiêu thụ dưới nhiều dạng như chế biến thành viên nang, nấu chín, ăn sống...
Xem thêm:
- Nhau thai sản sinh ra hoocmon gì?
- Nhau thai – bộ phận "dùng một lần" khi mang bầu, có chức năng gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!