Siêu âm Doppler mạch máu là gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Siêu âm thai là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết cho các mẹ bầu để nhận biết xem thai nhi có đang phát triển bình thường hay bị dị tật gì không. Nhiều mẹ bầu thắc mắc siêu âm Doppler mạch máu là gì, khi nào cần siêu âm màu Doppler và những lưu ý gì khi siêu âm Doppler?

Siêu âm thai là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết cho các mẹ bầu để nhận biết xem thai nhi có đang phát triển bình thường hay bị dị tật gì không. Nhiều mẹ bầu thắc mắcsiêu âm Doppler mạch máu là gì, khi nào cần siêu âm màu Doppler và những lưu ý gì khi siêu âm Doppler?

1. Siêu âm Doppler thai nhi là gì?

Siêu âm Doppler thường gọi là siêu âm màu để nói về ứng dụng siêu âm Doppler. Ngoài ra, siêu âm Doppler còn có nhiều tên gọi khác như: siêu âm Doppler màu, siêu âm Doppler phổ, siêu âm Doppler năng lượng, siêu âm sóng liên tục...

Siêu âm Doppler mạch máu là xét nghiệm an toàn, không đau, cho phép các bác sĩ quan sát và đánh giá tình trạng dòng chảy của máu qua động và tĩnh mạch chính trong cơ thể.

Siêu âm Doppler mạch máu là gì?

Siêu âm Doppler thai nhi.

2. Tác dụng của siêu âm Doppler

Phương pháp siêu âm Doppler mạch máu cho phép khảo sát tình trạng huyết động học của thai và tuần hoàn nhau thai. Khi một sóng siêu âm được truyền từ một nguồn cố định đến mạch máu, sóng này sẽ được dội và khuếch tán bởi các hồng cầu đang di chuyển. Trong sản khoa, siêu âm Doppler màu được sử dụng để khảo sát tim thai cũng như các mạch máu. Thông qua phương pháp siêu âm này, bác sĩ sẽ phát hiện được những dòng hở van 2 lá, 3 lá của tim thai cũng như đo được vận tốc dòng màu qua van động mạch chủ, động mạch phổi để phát hiện ra các trường hợp bị hẹp tim thai. Trong trường hợp bị nghi ngờ thai nhỏ, suy dinh dưỡng, siêu âm Doppler mạch máu sẽ giúp đo được các chỉ số trở kháng của động mạch rốn, động mạch não giữa của thai nhi. Qua đó, đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi để có những chỉ định tiếp tục theo dõi hay chấm dứt thai kỳ.

3. Khi nào cần siêu âm màu Doppler?

Dưới đây là các trường hợp bắt buộc siêu âm Doppler mạch máu:

- Đánh giá các bệnh lý của mạch máu khi nghi ngờ có hẹp hoặc tắc mạch máu.

- Phát hiện suy van tĩnh mạch chi hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh.

- Đánh giá các thông nối như chạy thận nhân tạo, thông nối cửa chủ trong bệnh lý xơ gan.

- Đánh giá các tạng ghép như ghép thận, gan...

- Đánh giá các mảnh ghép trong bệnh lý mạch máu.

- Đánh giá các bệnh lý của tim.

- Đánh giá bệnh lý phình mạch máu như phình động mạch chủ bụng.

- Đánh giá sự phát triển của thai nhi

Bên cạnh đó, siêu âm Doppler mạch máu còn có thể được chỉ định để đánh giá tình trạng tuần hoàn của các khối u, áp xe của các tạng bệnh hay tình trạng viêm của mô cần khảo sát (như bệnh viêm ruột thừa); huyết động học trong bệnh lý xơ gan,...

Khi đi siêu âm tổng quát hoặc kiểm tra sức khỏe, ngoài siêu âm Doppler tim, bệnh nhân chỉ cần siêu âm 2 chiều đen trắng để tầm soát bệnh lý khác.

Siêu âm Doppler mạch máu là gì?

4. Những lưu ý khi siêu âm Doppler mạch máu

Kết quả siêu âm Doppler mạch máu sẽ được nghiên cứu và giải thích chi tiết cho người bệnh và thông báo thực hiện các xét nghiệm bổ sung hoặc tư vấn kế hoạch điều trị nếu cần thiết

Việc siêu âm Doppler cần phải được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ lâm sàng hoặc được sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa về siêu âm. Chỉ làm siêu âm Doppler khi có sự chỉ định của bác sĩ lâm sàng hoặc bác sĩ chuyên khoa về chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ thực hiện siêu âm Doppler phải là những người đã được đào tạo chính quy bởi nếu chỉ được tập huấn thông thường thì kết quả có thể sẽ không chuẩn xác. Bởi vậy, khi đi siêu âm Doppler, cần lựa chọn các cơ sở có uy tín về chuyên khoa và có trang thiết bị hiện đại. Khi siêu âm Doppler lần thứ hai trở đi, nên mang theo kết quả cũ để đối chiếu và so sánh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!