Sinh con - một trải nghiệm đầy thiêng liêng dành cho mẹ và cũng là thử thách lớn nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Niềm hạnh phúc đi kèm đớn đau dữ dội là điều khiến các mẹ dù trông chờ con đến mấy cũng phải lo lắng.
Để yên tâm hơn trong chặng đường sinh nở phía trước, bài viết dưới đây Lily & WeCare sẽ mách nhỏ mẹ bí quyết đi đẻ không bị rạch tầng sinh môn.
Tuy nhiên, trước khi đi tìm hiểu bí quyết để không bị rạch tầng sinh môn khi sinh mẹ cần phải biết tại sao mình cần rạch tầng sinh môn đã.
Tại sao cần phải rạch tầng sinh môn khi sinh?
Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn hay còn được gọi là phần nông của sàn chậu, có chiều dài khoảng từ 3 - 5 cm.
Việc sử dụng thủ thuật cắt tầng sinh môn nhằm mục đích hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ khi sản phụ xuất hiện các dấu hiệu sinh khó.
Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp:
Sản phụ có nguy cơ bị rách cơ vòng hậu môn
Sản phụ có dấu hiệu suy thai hoặc bé sinh ngôi mông, sinh non hoặc đầu bé quá lớn
Sản phụ không biết hoặc không có khả năng rặn đẻ
Ngoài ra những trường hợp phải nhờ kẹp forkep- là cách dùng để kẹp vào đầu em bé, giúp lôi em bé ra ngoài dễ hơn cũng cần phải dùng đến thủ pháp này.
Cách thực hiện rạch tầng sinh môn khá đơn giản, bác sĩ sẽ cắt một đường nhỏ từ đáy âm đạo và kéo xuống hậu môn để tạo điều kiện cho cho em bé chui ra.
Thực chất của việc rạch tầng sinh môn là để bảo vệ cho sức khỏe của sản phụ. Tuy nhiên, để tránh tối đa những cơn đau, biến chứng về sau hay đơn giản là để mẹ yên tâm hơn, trước khi sinh mẹ có thể áp dụng những cách sau.
Bỏ túi bí quyết sinh con không bị rạch tầng sinh môn cho bà bầu
8 “bí kíp” giúp phục hồi tầng sinh môn sau sinh
Làm thế nào để nói không với nhiễm trùng tầng sinh môn?
Nhiễm trùng máu sau sinh và những điều mẹ cần biết
Hướng dẫn cách chăm sóc cho mẹ bầu mang thai đôi cực chuẩn
Cách “vỗ về” tâm lý của mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu
- Nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ: Mẹ nên trao đổi với bác sĩ về những cảm giác, nỗi lo lắng của bản thân về việc rạch tầng sinh môn để được trấn an và tư vấn cặn kẽ hơn, đồng thời cũng giúp mẹ biết cách kiểm soát quá trình chuyển dạ.
- Chú ý tư thế khi sinh: Các sản phụ nên sinh con ở tư thế thẳng đứng, tránh tối đa tư thế nằm ngửa. Các tư thế như là ngồi xổm, quỳ, hay nửa nằm nửa ngồi (có người đỡ) cũng sẽ giúp bé ra được dễ dàng hơn.
- Học cách thư giãn các cơ sàn chậu: Sản phụ nên biết kiến thức về một số thủ thuật khi sinh như là cách thả lỏng cơ đáy chậu, những cách giúp phình lớp mô âm đạo và đáy chậu, cách để hít thở đúng khi có các cơn gò tử cung.
Đây là những bài tập đơn giản, bạn có thể tự mình tập luyện tại nhà. Tuy nhiên nếu có điều kiện, tốt nhất bạn nên đăng ký theo học trong một lớp tiền sản một vài tháng trước khi vượt cạn.
- Massage cơ đáy chậu: Khi bước vào tuần thứ 34 của thai kỳ bạn có thể tập luyện cơ thể để tăng cường tính linh hoạt và độ đàn hồi của phần cơ đáy chậu bằng cách massage cơ đáy chậu hàng ngày.
Cách thực hiện: Nhỏ vài giọt dầu vitamin E vào ngón tay và ngón cái, xoa xung quanh đáy xương chậu. Tiếp theo, đặt ngón trỏ cách âm hộ 3 cm, ấn nhẹ xung quanh cho tới khi có cảm giác như bị kim châm. Thực hiện quá trình này trong khoảng 2 phút rồi massage nhẹ nhàng tầng sinh môn trong 3 phút.
- Chế độ ăn uống: Mẹ cần duy trì chế độ ăn hợp lý và có lối sống lành mạnh. Đồng thời nên giữ cho mình cảm giác tin tưởng và lạc quan vào quá trình sinh nở tự nhiên để trấn an tâm lý.
Những cách này có thể không giúp bạn tránh hoàn toàn việc rạch tầng sinh môn khi sinh, vì trong quá trình sinh nở có thể chị em sẽ gặp một vài trường hợp bất khả kháng mà bác sĩ cần chỉ định rạch ngay.
Mặc dù vậy, những cách trên đây vẫn sẽ giúp hạn chế đến mức tối đa khả năng phải rạch tầng sinh môn và khi cần phải rạch cũng chỉ phải rạch một đường nhỏ hơn thông thường.
Hãy yên tâm và chuẩn bị dự sinh với tâm thế thoải mái nhất. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn thành công trong lần sinh sắp tới!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!