Người nghiện smartphone sẽ có tâm lí tự kỉ và phải đối diện với những nguy cơ về sức khỏe. Thông tin trên được Đại học Derby (Anh) công bố trên tạp chí International Journal of Cyber Behaviour, Psychology and Learning.
Nghiên cứu này cho thấy 13% người tham gia nghiên cứu đều nghiện smartphone, với số lượng bỏ ra trung bình mỗi ngày 3,6 giờ trên điện thoại.
Đa số người tham gia cho biết, sử dụng smartphone đã gây ra sự xao lãng từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống của họ, bao gồm việc làm, sở thích và nghiên cứu.
Đồng tác giả của nghiên cứu, tiến sĩ Zaheer Hussain, đến từ khoa Tâm lí thuộc Đại học Derby, cho biết ông không thấy tác hại nào có thể ngang hàng với thuốc lá hoặc rượu, tuy nhiên nghiện smartphone cần được cảnh báo vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông nói: 'Mọi người cần phải biết tính chất gây nghiện tiềm tàng của các công nghệ mới. Nó có thể là trước khi người dùng mua chúng, hoặc trước khi tải về một ứng dụng. Nếu đang tải một trò chơi như Sandy Crush, hoặc Flappy Bird, bạn nên xác định rằng có thể chơi đến nhiều giờ'.
Sử dụng smartphone nhiều không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)
Cuộc nghiên cứu đã kiểm tra phản ứng của một mẫu tự chọn người sử dụng smartphone, với những câu hỏi liên quan đến những đặc điểm tạo ra tính cách của người, được thực hiện qua 256 người.
Theo nghiên cứu, các trang web mạng xã hội được sử dụng phổ biến nhất (87%), tiếp theo là ứng dụng nhắn tin tức thời (52%), sau đó là ứng dụng tin tức (51%).
Tự kỉ và loạn thần kinh có liên quan đến thói nghiện smartphone. Kết quả cho thấy, 35% số người được hỏi cho biết đã sử dụng thiết bị của họ trong những khu vực riêng và cả trong những tình huống bị cấm (như lái xe).
Hussain cảnh báo: 'Tự kỉ là một tính cách tiêu cực, và nếu một người dành rất nhiều thời gian trên Facebook hoặc Twitter, họ nhiều khả năng gặp phải bệnh này'.
Trong khi 47% người nói mối quan hệ xã hội đã được cải thiện qua điện thoại, nhưng gần 1/4 thừa nhận smartphone tạo ra các vấn đề trong mối quan hệ của cuộc sống thực.
Tác hại này khiến người dùng ít trò chuyện, cũng như gặp một số sự cố trong giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp hay gia đình vì dành quá nhiều thời gian trên thiết bị.
Mất tập trung nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa các cá nhân dẫn đến một tác động tiêu cực trong giao tiếp gia đình.
Hussain nói rằng, ông không từ bỏ smartphone. Sống một mình, ông chỉ sử dụng smartphone chủ yếu vào buổi sáng trong khi ăn sáng và buổi tối, nhưng nghiện là điều không xảy ra.
Nghiên cứu này cho biết: 'Nếu những hiệu ứng bất lợi của việc sử dụng smartphone được đưa ra, người dùng có thể nhận ra rằng mặc dù họ sử dụng thiết bị để cải thiện thông tin liên lạc, nhưng nó có thể dễ dàng dẫn đến các hành động mà bản thân có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình'.
Hussain cho biết, ông dự định thực hiện sẽ thực hiện nhiều hơn nữa các nghiên cứu về đề tài này trong tương lai, với một mẫu đa dạng hơn số người dùng tham gia.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!