Sờ có hạch ở cổ, nam sinh 16 tuổi chết điếng vì mắc căn bệnh giống ông ngoại đã mất

Thời sự - 04/26/2024

Bác sĩ Nguyễn Thanh Tuấn cho biết ngày càng có nhiều người bị bệnh ung thư phổi vì thế việc thăm khám, kiểm tra phổi thường xuyên để biết sức khoẻ lá phổi của mình như thế nào rất quan trọng.

Sờ có hạch ở cổ, nam sinh 16 tuổi chết điếng vì mắc căn bệnh giống ông ngoại đã mất

Sờ có hạch ở cổ, nam sinh 16 tuổi chết điếng vì mắc căn bệnh giống ông ngoại đã mất (Ảnh minh họa)

Nhiều bệnh lý nếu bỏ qua dấu hiệu nhỏ

Bệnh nhân L.Q (63 tuổi, Nam, ở Hà Nội) đến khám vì lý do khạc đờm và mệt mỏi. Ông Q. cho biết gần đây xuất hiện ho, khạc đờm, đờm màu trắng vàng, kèm theo mệt mỏi nhiều, cảm giác đau ngực phải khi hít sâu. Bệnh nhân không có biểu hiện bất thường về sốt, khó thở, gầy sụt cân và ăn uống bình thường, ở nhà chưa dùng thuốc gì nên đi khám.

Khi khám, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, da niêm mạc hồng, hạch ngoại vi không sờ thấy, phổi không có rales nên được chỉ định làm các xét nghiệm, nội soi tai mũi họng, CT ngực phổi có tiêm thuốc cản quang.

Trên hình ảnh chụp CT lồng ngực có tiêm cản quang của bệnh nhân cho thấy đám tổn thương ngoại vi thùy giữa phổi phải hướng đến tổn thương viêm phổi đang áp-xe hóa, di chứng dày dính màng phổi đáy phổi hai bên và xẹp phổi nhỏ dưới màng phổi đáy phổi trái. 

Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi chưa loại trừ u phổi nên được hướng dẫn nhập viện điều trị nội trú kịp thời.

Tương tự trường hợp bệnh nhân Q, bệnh nhân P. M. K (16 tuổi, Hà Nội) đến khám vì thấy xuất hiện hạch vùng cổ và bất ngờ chẩn đoán bị lao hạch.

BSCKI. Nguyễn Thanh Tuấn - Chuyên khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết cách đây 6 tháng, bệnh nhân có biểu hiện ho nhiều, ho có ít đờm mỗi đợt kéo dài 2 -3 tuần. Cách 1 tháng gần đây, xuất hiện nổi hạch vùng cổ, hạch tăng kích thước dần theo thời gian nên khám tại một bệnh viện được chẩn đoán theo dõi viêm hạch - viêm phổi trái và kê đơn thuốc kháng sinh uống 05 ngày.

Trong thời gian uống thuốc, bệnh nhân xuất hiện sốt về chiều tối, nhiệt độ cơ thể 37,5- 38,5 độ C, kèm theo sụt khoảng 3kg. Khoảng 3 ngày trước khi vào khám, thấy hạch vùng cổ sưng đau, không sốt, kèm ho húng hắng. 

Bệnh nhân K. có ông ngoại mất vì bị lao hạch nên bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm kiểm tra.

Kết quả siêu âm có nhiều hạch bất thường vùng cổ trái, hạch lớn kích thước 13x8mm, sau đó có chỉ định chụp CT lồng ngực 128 dãy để chẩn đoán tổn thương phổi và kết luận theo dõi lao phổi. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có dương tính với vi khuẩn lao và được chuyên gia kê đơn điều trị lao.

'Làm sạch' phổi bằng cách nào?

Bác sĩ Tuấn cho biết phổi là một cơ quan quan trọng thực hiện nhiệm vụ trao đổi khí, đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi và mang carbon dioxit từ động mạch phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phổi còn góp phần vào quá trình chuyển hóa một số chất sinh hóa, lọc độc tố trong máu. 

Hiện nay, có rất nhiều yếu tố gây các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là những tác nhân virus, vi khuẩn. Ngoài ra, các yếu tố khác như thuốc lá, ô nhiễm không khí, di truyền,... cũng là những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi - bệnh nguy hiểm thứ 2 trong 10 bệnh ung thư phổ biến ở nước ta.

Theo BS Tuấn để lá phổi được giữ khỏe, người dân nên làm những việc làm bắt buộc như: 

Nên uống nhiều nước, duy trì hoạt động thể chất, ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh hô hấp. Tránh hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc chủ động và bị động. 

Đồng thời, bác sĩ chia sẻ cách duy nhất để biết lá phổi có khỏe hay không là người dân cần định kỳ kiểm tra định kỳ hàng năm. 

Những dấu hiệu gợi ý của bệnh là nam giới từ trên 40 tuổi (nhưng không loại trừ người trẻ tuổi như trường hợp của bệnh nhân K phát hiện khi mới 16 tuổi), nghiện thuốc lá/thuốc lào, ho khan kéo dài, có thể có đờm lẫn máu, điều trị kháng sinh không hiệu quả,… khi thấy xuất hiện biểu hiện bất thường này cần đi khám ngay. 

Để phòng các bệnh về phổi trong đó có ung thư phổi, bác sĩ Tuấn cho biết cần tăng cường vận động. Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. 

Trong chế độ ăn, nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành… 

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!