Sốt xuất huyết: Người lo lắng, kẻ thờ ơ

Sống khỏe mạnh - 05/17/2024

Trước những diễn biến phức tạp của dịch sốt xuất huyết, có người dân thờ ơ nhưng có người lại lo sợ quá mức.

Vậy nên làm gì để phòng tránh và đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này?

Sốt xuất huyết: Bệnh nguy hiểm chết người

Là một bệnh khá phổ biến trong thời điểm giao mùa nên thời gian gần đây bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch xuất hiện ở 39/63 tỉnh thành cả nước, tập trung ở các thành phố lớn và các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến tháng 9/2015, cả nước có hơn 29.000 ca mắc bệnh, trong đó 18 đã tử vong.

Không chỉ ở Việt Nam, dịch sốt xuất huyết đang hoành hành tại Ấn Độ và trở thành nỗi kinh hoàng của người dân đất nước Nam Á này. Giới chức Ấn Độ cho biết, đây là dịch sốt xuất huyết trầm trọng nhất trong vòng 5 năm gần đây. Tính đến 14/9, ít nhất đã có 8 người chết vì sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết: Người lo lắng, kẻ thờ ơ

Bệnh nhân phải nằm chung giường tại Bệnh viện Hindu Rao, New Delhi (Ấn Độ) ngày 16/9/2015

Người lo lắng, kẻ thờ ơ với sốt xuất huyết

Với sự nguy hiểm của sốt xuất huyết nên nhiều người lo lắng, hoảng sợ trước dịch bệnh. Cũng tại Ấn Độ, người dân đã hết sức lo sợ sau khi xem những hình ảnh bệnh nhân nằm chen chúc trong bệnh viện của chính phủ. Đặc biệt, trường hợp của cậu bé 7 tuổi đã tử vong do không được điều trị. Bố mẹ cậu bé cũng tự sát sau cái chết của con trai.

Tuy nhiên, tại Việt Nam do nhận thức về sự nguy hiểm của căn bệnh này chưa cao nên nhiều người thờ ơ và có những quan niệm sai lầm khiến bệnh ngày càng bùng phát mạnh.

Thực tế cho thấy, có nhiều người chủ quan không phun thuốc diệt côn trùng trong nhà vì cho rằng thuốc có mùi khó chịu, gây hại cho sức khỏe. Thậm chí, có những người không mở cửa cho cán bộ y tế vào nhà để phun thuốc hóa chất diệt muỗi và kiểm tra vệ sinh môi trường diệt bọ gậy.

Sốt xuất huyết: Người lo lắng, kẻ thờ ơ

Trẻ điều trị sốt xuất huyết trong bệnh viện ở TP HCM (Ảnh: Một thế giới)

Có người còn quan niệm chỉ cần nhà sạch thì không thể mắc bệnh. Nhưng đó là cách hiểu sai và muỗi và ấu trùng muỗi sống tại những vũng nước đọng quanh nhà… Phổ biến hơn nữa là tình trạng người có triệu chứng của bệnh lại tự ý điều trị tại nhà khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Với quan điểm, bệnh sốt xuất huyết không lây lan từ người nay sang người khác nên khi bị bệnh nhiều người không khai báo với chính quyền hoặc cơ sở y tế khiến dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó kiểm soát hơn.

Làm gì để đối phó với bệnh sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là bệnh cấp tính, do vi-rút dengue gây ra, thường diễn ra ở những nước có khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như đột ngột sốt cao, mỏi mệt, có cảm giác đau mỏi lưng như cảm cúm, đau hai hốc mắt, nhức đầu,… kèm theo đó là các biểu hiện buồn nôn, nôn, đau thượng vị và rối loạn tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

- Thoát huyết tương:Là hiện tượng huyết tương thoát ra khỏi thành mạch, gây mất nước và trụy mạch. Nguy hiểm hơn nữa gây cổ trướng, bụng to.

- Gây rối loạn đông máu:Chảy máu cam dữ dội, bầm tím, xuất huyết nội tạng…

- Gây tổn thương cơ quan nội tạng:Suy gan, suy thận… Nặng nề hơn có thể gây tràn dịch màng phổi, xuất hiện võng mạc… nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt xuất huyết: Người lo lắng, kẻ thờ ơ

Loại bỏ nơi ở và sinh sản của muỗi để phòng bệnh sốt xuất huyết (Ảnh minh họa: Internet)

Nguy hiểm nhất hiện nay là bệnh chưa có thuốc đặc trị và vắc-xin phòng tránh. Vì thế, mọi người dân cần nêu cao ý thức phòng tránh với các biện pháp cụ thể:

- Thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ: Không chỉ trong nhà mà cần vệ sinh xung quanh nhà. Nên đậy kín những nơi chứa nước: thùng phuy, xô, chậu để diệt bọ gậy hoặc thả cá vào chỗ chứa nước.

- Phun hóa chất diệt muỗi:Vào mùa mưa, bạn nên thường xuyên phun hóa chất diệt muỗi.

- Phòng chống muỗi đốt: Ngủ có màn, mặc quần áo dài tay, dung bình xịt muỗi, kem chống muỗi

- Không tự ý điều trị tại nhà: Khi có những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết cần đến các cơ sở y tế, không nên tự mua thuốc, truyền dịch… tại nhà vì sẽ làm bệnh nặng hơn.

- Tích cực phối hợp với cán bộ y tế để kiểm soát dịch.Đặc biệt khi có dịch cần báo chó chính quyền địa phương để kịp thời khoanh vùng và xử lý.

>> Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng chống sốt xuất huyết

Lưu Nhạn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!