Giang mai là căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, bệnh thường gây ra những tổn thương trên khắp cơ thể như da, xương, cơ quan nội tạng, tim mạch...ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh, đặc biệt nếu phụ nữ mang thai bị mắc giang mai thì rất dễ lây sang thai nhi, để lại nhiều hậu quả.
Những biểu hiện khi mắc giang mai trong thời kỳ mang thai
Khác với một số bệnh lây qua đường tình dục, giang mai có thời gian ủ bệnh khá lâu. Thông thường là 1-3 tháng, hoặc có trường hợp vài năm vì vậy hầu hết không có bất kỳ biểu hiện nào ra bên ngoài, trừ việc phải làm xét nghiệm thì mới phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên, trong thời gian này giang mai vẫn có khả năng lây truyền sang người khác thông qua quan hệ tình dục và dùng chung đồ với người nhiễm bệnh...
Sau khi hết thời gian ủ bệnh, cơ thể phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện những nốt viêm loét hình bầu dục hoặc tròn màu đỏ, không đau, không ngứa gọi là các săng giang mai. Bộ phận thường thấy là trên âm hộ, âm đạo, môi bé, môi lớn, ngoài ra còn có trên miệng, môi, hậu môn, bẹn, đùi...
Các săng giang mai xuất hiện trong khoảng thời gian 6-8 tuần sẽ tự biến mất mà không cần điều trị, điều này khiến chị em mang thai lầm tưởng thành căn bệnh khác nên chủ quan. Nhưng thực tế là bệnh đang chuyển qua giai đoạn tiếp theo, ăn sâu vào bên trong cơ thể, ngấm trực tiếp vào máu, lúc này trên da chỉ còn các nốt ban màu đỏ.
Sau một thời gian những săng giang mai phát triển thành gôm, củ giang mai, rất dễ vỡ, tạo thành lở loét trên da. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh gây nên viêm màng não, viêm phổi, tim, thậm chí tử vong.
Ảnh hưởng nguy hiểm của giang mai tới mẹ và thai nhi
Nếu thai phụ bị mắc giang mai thì không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ mà còn tác động nghiêm trọng tới thai nhi, em bé được sinh ra cũng gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Ảnh hưởng đối với mẹ và thai nhi
Sảy thai: do tác động của xoắn khuẩn giang mai, gây hoại tử nhau thai khiến thai nhi không nhận được chất dinh dưỡng và không thể tiếp tục phát triển nên dễ sảy thai ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ.
Sinh non: thường sảy ra ở tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Do giang mai đã xâm nhập vào bên trong cơ thể mẹ và gây ra tác động đến bào thai.
Thai chết lưu: hay gặp ở phụ nữ chuẩn bị đến ngày sinh, lúc này do ảnh hưởng của giang mai khiến thai không nhận được dinh dưỡng và oxy cần thiết nữa.
Ảnh hưởng đối với trẻ sơ sinh
Một số trường hợp, phụ nữ mang thai mắc giang mai nhưng thai nhi vẫn có thể được sinh ra đủ ngày tháng, nhưng cũng sẽ bị ảnh hưởng của bệnh. Trẻ có thể biểu hiện phát bệnh ngay khi vừa sinh xong, hoặc sẽ phát triển rõ khi được 2-3 tháng tuổi. Triệu chứng ban đầu có thể bao gồm phát ban, sốt, mệt mỏi, kén ăn và khóc.
Khi thăm khám bác sỹ sẽ thấy biểu hiện sưng gan và lá lách, thiếu máu, vàng da.
Do ảnh hưởng từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ sinh ra có thể mắc các bệnh như: dị tật bẩm sinh, tim, não, phổi...
- Trẻ chậm phát triển, cơ thể suy dinh dưỡng.
Những điều cần biết về xét nghiệm RPR sàng lọc máu ở bệnh giang mai
1
Xét nghiệm máu có phát hiện giang mai không?
Hôn nhau có lây bệnh qua đường nước bọt?
Chẩn đoán sớm bệnh giang mai qua xét nghiệm TPHA
Vết loét giang mai có đặc điểm như thế nào?
Biện pháp phòng tránh và giảm tác động của giang mai
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng.
Có lối sống lành mạnh, tập thể thao thường xuyên.
Nên làm các xét nghiệm sang lọc trước và trong khi mang thai để kịp thời phát hiện bệnh.
Nếu phát hiện mắc bệnh khi mang thai nên phối hợp cùng bác sỹ để có biện pháp điều trị hợp lý, giảm sự tác động đến thai nhi.
Khi đã mắc bệnh không nên quan hệ tình dục và nên sử dụng đồ dùng riêng để tránh lây lan bệnh cho chồng.
Kết luận, bệnh giang maikhông chỉ ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai mà còn tác động nghiêm trọng tới thai nhi. Vì vậy, chị em cần lưu ý và tìm hiểu thật kỹ cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!