Tỷ lệ gặp ung thư sau đặt túi có như rất hiếm gặp
Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra cảnh báo về mối liên quan giữa nâng ngực và ung thư. Trong số 457 phụ nữ Mỹ được ghi nhận ung thư hạch bạch huyết do nâng ngực có 9 người đã tử vong.
TS.BS. Nguyễn Huy Thọ, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật – Tạo hình và Thẩm mỹ Hà Nội, Nguyên chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật - Hàm mặt - Tạo hình (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho hay đặt túi ngực vẫn là một phương pháp làm đẹp an toàn giúp cho chị em có vòng một đẹp hơn.
So với phẫu thuật thẩm mỹ, nâng ngực cần phải có một quy trình, chăm sóc và theo dõi biến chứng rất chặt chẽ.
'Mới đây, tổ chức FDA đưa ra con số gần 500 ca bị ung thư sau đặt túi ngực tại Mỹ, nhìn con số đó có vẻ rất lớn. Nhưng khi chia ra tỷ lệ thì con số này rất nhỏ, chỉ khoảng 0,047/1000 ca.
Tỷ lệ này trong y học chúng tôi chỉ biết không cần phải khuyến cáo cho bệnh nhân vì nó quá nhỏ và hiếm gặp. Vì vậy, chị em đã đặt túi nâng ngực không nên quá lo lắng về nguy cơ ung thư', TS. Thọ nói.
Các loại túi đặc ngực thường được sử dụng hiện nay, trong đó có cả túi đặt ngực nhám
Tại Việt Nam TS.BS Thọ đã theo 200 bệnh nhân đặt túi ngực trong 17 năm nhưng chưa có bệnh nhân nào bị mắc ung thư. Cho đến nay tại Việt Nam, chưa phát hiện có ca nâng ngực làm đẹp nào mắc ung thư.
Ths.BS ThS Nguyễn Minh Nghĩa, Giảng viên Bộ môn Phẫu thuật - Tạo hình, Trường Đại học Y Hà Nội, bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viên Đa khoa Xanh Pôn người đã từng học tại Pháp và có nghiên cứu về đề tài ung thư liên quan tới đặt túi ngực khẳng định, ung thư liên quan tới đặt túi ngực rất hiếm gặp.
Ung thư sau đặt túi nguyên nhân do đâu
Theo bác sĩ Nghĩa, loại ung thư có liên quan tới đặt túi ngực có tên là ung thư lympho ác tính tế bào khổng lồ (LAGC). Ung thư này lần đầu tiên được chẩn đoán và phát hiện năm 1997. Nhưng tỷ lệ loại ung thư này là cực thấp và coi như không xuất hiện.
Tại Pháp ca bệnh đầu tiên được chẩn đoán năm 2009. Tính đến năm 2018 tại Pháp có 50 trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư tế bào lympo khổng lồ. Tỷ lệ LAGC ở phụ nữ đặt túi ngực là 0.179/100000.
Bác sĩ Nghĩa khẳng định Ung thư LAGC tỷ lệ cực kỳ thấp nên chưa được khuyến cáo.
'Hiện nay, cơ chế sinh bệnh ung thư sau đặt túi ngực vẫn chưa rõ ràng. Giả thứ nhất ung thư có liên quan tới loại túi đặt nhám kích thước lớn. Do loại túi nhám kích thước lớn dễ bị nhiễm trùng vì có nhiều hang hốc li ti tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ bám hơn so với với túi trơn.
Lý do thứ 2, cũng được nghĩ nhiều tới là do túi nhám cọ xát với các tổ chức bên trong ngực gây ra tổn thương. Các tổn thương lâu dài có thể gây ra ung thư.
Cho tới thời điểm hiện tại các nghiên cứu vẫn nghiêng nhiều hơn về vi khuẩn hơn là các nguyên nhân khác', bác sĩ Nghĩa cho hay.
Triệu chứng sớm, hay gặp nhất của ung thư tế bào lympo khổng lồ tăng thể tích ngực bất thường, khi kiểm tra có dịch quanh túi. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau, mẩm ngứa ngoài da.
Do triệu chứng của LAGC không đặc hiệu, có thể nhầm lẫn với biến chứng muộn sau đặt túi, bệnh nhân chỉ được chẩn đoán khi giải phẫu bệnh.
Bác sĩ Nghĩa cho hay: 'Ung thư LAGC không xuất phát từ tế bào tuyến vú mà từ lympo (tế bào hệ thống miễn dịch).
Ung thư LAGC gặp ở mọi đối tượng đặt túi ngực, tỷ lệ cực kỳ thấp nên chưa được khuyến cáo. Tại Pháp cũng chưa có trường hợp tử do mắc ung thư LAGC sau đặt túi'.
Theo các bác sĩ thẩm mỹ nâng ngực vẫn là một phẫu thuật thẩm mỹ an toàn. Tuy nhiên, cần phải chọn cơ sở uy tín, bác sĩ cho chuyên môn nghiệp vụ.
TS.BS Thọ cho hay, quy trình đặt túi để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân thường được thực hiện rất nghiêm ngặt.
Bước 1: bác sĩ sẽ khám cho bệnh nhân để chỉ định đặt túi ngực đúng cho bệnh nhân.
Bước2: bệnh nhân cần phải được giải thích về tỷ lệ biến chứng sớm và biến chứng muộn sau khi đặt túi ngực.
Bước 3: sau khi bệnh nhân đã đồng ý đặt túi ngực, bác sĩ sẽ phải đo và tìm kích cỡ phù hợp.
Bước 4: sau đó bệnh nhân sẽ được tiến hành đặt túi ngực mở đường rạch, tạo khoang đặt túi… tất cả quá trình này phải đảm bảo vô trùng…
Khuyến cáo, nguyên tắc đặt túi phải thoái mái và không được kích. Nếu túi có nếp nhăn sẽ tạo ra biến chứng sau này.
Sau đặt túi ngực bệnh nhân cần phải theo dõi biến chứng gần. Sau một tháng bệnh nhân sẽ kiểm tra lại, trong 1-2 năm đầu đặt túi bệnh nhân cần kiểm tra 6 tháng/lần, từ 10 năm trở đi bệnh nhân kiểm tra 1 năm/lần.
Người đặt túi ngực khi có những triệu chứng bất thường sưng đau, ngực bệnh nhân cần phải kiểm tra.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!