Sức khỏe

Phẫu thuật A-Z - 05/03/2024

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần là gì?

Thay khớp gối toàn phần được sử dụng nhằm điều trị viêm khớp nặng.

Viêm khớp là một nhóm bệnh lý gây tổn thương một hoặc nhiều khớp. Loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm xương khớp, trong đó khớp của bạn bị mòn dần dần.

Viêm khớp cuối cùng sẽ làm mòn phần sụn che phủ mặt khớp bình thường của bạn và phần xương bên dưới sẽ bị tổn thương. Điều này sẽ gây đau và cứng khớp.

Khi nào bạn nên thực hiện thay khớp gối toàn phần?

Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần được cân nhắc ở những bệnh nhân có khớp gối bị tổn thương do quá trình viêm khớp tiến triển, chấn thương hoặc các bệnh lý hiếm gặp.

Bất kể nguyên nhân của tổn thương khớp gối là gì, hậu quả gây đau khớp tiến triển tăng dần, cứng khớp và giảm hoạt động hàng ngày đều là các lý do để bệnh nhân lựa chọn phẫu thuật thay khớp gối toàn phần. Quyết định có thực hiện hay không và khi nào phẫu thuật thay khớp gối không phải là dễ dàng. Bạn nên hiểu về các nguy cơ cũng như lợi ích của phẫu thuật trước khi đưa ra những quyết định.

Điều cần thận trọng

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện thay khớp gối toàn phần?

Hơn 90% người được thay khớp gối toàn phần đều cảm thấy giảm đau một cách ngoạn mục và cải thiện đáng kể khả năng thực hiện các hoạt động trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, thay khớp gối toàn phần không cho phép bạn làm được nhiều hơn những việc bạn có thể làm trước khi bị viêm khớp.

Những thuốc giảm đau đơn giản như paracetamol và thuốc giảm đau dạng kháng viêm như ibuprofen có thể giúp kiểm soát cơn đau của bạn. Các thực phẩm bổ sung được đưa vào chế độ ăn cũng có thể giúp bạn giảm triệu chứng. Hãy thảo luận với bác sĩ trước khi bạn dùng những thực phẩm bổ sung này.

Khớp gối được thay thế có thể sẽ trở nên mòn dần theo thời gian.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Tỉ lệ biến chứng theo sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần là khá thấp. Các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ thậm chí còn xảy ra với tần suất thấp hơn nữa. Các bệnh mạn tính có thể làm tăng khả năng xuất hiện biến chứng của bạn. Mặc dù ít gặp nhưng nếu xảy ra thì các biến chứng này có thể làm kéo dài hoặc giới hạn quá trình hồi phục hoàn toàn của bạn.

Như bất kỳ phẫu thuật nào khác, thay khớp gối toàn phần cũng sẽ có một số nguy cơ nhất định. Bạn nên trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để được giải thích xem các nguy cơ này sẽ có tác động như thế nào đến sức khỏe của bạn.

Biến chứng có thể xảy ra với mọi phẫu thuật là phản ứng không mong muốn với thuốc gây mê, chảy máu nhiều hoặc tạo cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu).

Riêng với thay khớp gối toàn phần, bạn còn có thể gặp các biến chứng sau:

  • Nứt xương nơi khớp gối thay thế được đặt vào;
  • Tổn thương thần kinh;
  • Tổn thương mạch máu;
  • Tổn thương dây chằng hay gân cơ;
  • Nhiễm trùng khớp gối;
  • Lỏng khớp;
  • Trật khớp;
  • Khó chịu kéo dài ở khớp gối;
  • Đau dữ dội, cứng khớp và mất khả năng sử dụng khớp gối (hội chứng đau vùng phức tạp).

Hãy thảo luận toàn bộ những mối lo ngại của bạn với phẫu thuật viên chỉnh hình trước khi tiến hành phẫu thuật.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện thay khớp gối toàn phần?

Bạn sẽ được chỉ dẫn cụ thể để chuẩn bị cho phẫu thuật, bao gồm việc liệu bạn có thể ăn vài tiếng trước phẫu thuật được không. Trong đa số trường hợp, bạn nên nhịn ăn khoảng sáu tiếng trước đó. Bạn cũng có thể dùng đồ uống, chẳng hạn như cà phê, một vài tiếng trước phẫu thuật.

Bạn phải thảo luận với bác sĩ về các loại thuốc bạn sử dụng gần đây, tình trạng dị ứng hoặc các bệnh lý khác mà bạn mắc phải, ngoài ra trước khi thực hiện phẫu thuật bạn sẽ gặp bác sĩ gây mê để cùng nhau lên kế hoạch gây mê. Điều quan trọng là phải tuân thủ các hướng dẫn về thời điểm nhịn ăn uống trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện thay khớp gối toàn phần như thế nào?

Có nhiều kỹ thuật gây mê hiện có. Phẫu thuật này thường mất từ một giờ tới 90 phút.

Phẫu thuật viên sẽ rạch một đường mổ ở mặt trước khớp gối của bạn và loại bỏ phần bề mặt khớp bị tổn thương. Họ sẽ đưa vào một khớp gối nhân tạo làm bằng kim loại, nhựa, ceramic hoặc phối hợp các vật liệu trên.

Khớp gối thay thế sẽ được gắn vào với xương bằng xi măng acrylic hoặc bằng một lớp phủ đặc biệt trên phần kim loại giúp gắn chúng trực tiếp vào xương của bạn.

Hồi phục sức khoẻ

Hồi phục sức khoẻ

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện thay khớp gối toàn phần?

Bạn có thể về nhà sau từ ba đến bảy ngày.

Bạn sẽ cần dùng đến nạng hoặc khung tập đi trong vài tuần.

Tập luyện đều đặn sẽ giúp bạn quay trở lại với các hoạt động bình thường sớm nhất có thể. Trước khi bắt đầu tập, bạn hãy hỏi xin ý kiến của bác sĩ.

Hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn, ít đau hơn và có thể di chuyển tốt hơn. Khớp gối nhân tạo không bao giờ cho bạn cảm giác hoàn toàn giống như khớp gối bình thường. Bạn không nên quỳ gối vì thường sẽ gây khó chịu cho bạn.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!