Suy giáp

Bệnh A-Z - 11/24/2024

Tìm hiểu về bệnh Suy giáp trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Bệnh suy giáp là bệnh gì?

Bệnh suy giáp (hay còn gọi là giảm năng tuyến giáp, nhược giáp) là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp (một tuyến nội tiết ở cổ). Tuyến giáp tiết ra các hormone (thyroxine hoặc T4 và triiodothyonine hoặc T3) kiểm soát trao đổi chất trong cơ thể. Một số các chức năng của tuyến giáp như điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cơ thể. Nếu bị suy giáp, tuyến giáp của bạn sản sinh không đủ hormone cần thiết cho cơ thể.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy giáp là gì?

Bệnh suy giáp nhẹ có các triệu chứng không rõ ràng. Vì bệnh phổ biến ở người cao tuổi nên các bệnh nhân thường nghĩ triệu chứng đó là do tuổi già. Bạn có thể không gặp tất cả các triệu chứng nhưng có thể có những triệu chứng như sau:

  • Ăn không ngon miệng;
  • Táo bón;
  • Da tái xanh hoặc khô;
  • Dễ bị lạnh;
  • Thường thấy mệt mỏi;
  • Trí nhớ kém;
  • Bị trầm cảm;
  • Tóc thưa hoặc mọc chậm;
  • Giọng khan và trầm hơn;
  • Có thể thở gấp và thay đổi nhịp tim;
  • Tăng cân;
  • Đau khớp hoặc cơ;
  • Nước có thể bị giữ lại trong cơ thể, đặc biệt quanh mắt;
  • Phụ nữ có thể các vấn đề về kinh nguyệt;
  • Cả đàn ông và phụ nữ đều có ít hứng thú trong tình dục hơn.

Ở bệnh suy giáp trầm trọng, lưỡi có thể phình to ra (chứng lưỡi lớn); mặt, tay, chân bị phù, da có thể sậm màu và xù xì do lớp sừng phát triển dày thêm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi không rõ lý do hoặc có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp, như da khô, nhợt nhạt, khuôn mặt sưng húp, táo bón hoặc giọng nói khàn khàn khác với bình thường.

Bạn cũng sẽ cần phải gặp bác sĩ để kiểm tra định kỳ chức năng tuyến giáp nếu bạn đã từng phẫu thuật tuyến giáp trước đó; điều trị bằng phóng xạ iốt hoặc thuốc chống tuyến giáp; xạ trị vào đầu, cổ hoặc trên ngực. Tuy nhiên, nó có thể mất rất nhiều năm trước khi các biện pháp chữa trị này có thể dẫn đến suy giáp.

Hãy nói chuyện với bác sĩ về vấn đề suy giáp có thể là một nguyên nhân khiến chỉ số mỡ trong máu của bạn cao hơn bình thường. Trong trường hợp bạn đang được điều trị hormone cho tuyến giáp, lên lịch theo dõi thường xuyên như bác sĩ khuyến cáo. Ban đầu, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn đang nhận được liều lượng thuốc chính xác. Theo thời gian, liều thuốc bạn cần có thể thay đổi để phù hợp với tình trạng của cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh suy giáp?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy giáp, một trong số đó là:

  • Cơ thể tiết ra các kháng thể tấn công tuyến giáp. Đây là một biểu hiện của của rối loạn cơ thể.
  • Mang thai;
  • Xảy ra sau khi điều trị bệnh cường giáp;
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như lithium và amiodarone;
  • Phẫu thuật tuyến giáp;
  • Trải qua điều trị bằng xạ trị.

Nguy cơ mắc phải

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh suy giáp?

Bệnh suy giáp có ảnh hưởng cả hai giới tính như nhau. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ cao tuồi.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giảm năng tuyến giáp?

Nguy cơ  mắc bệnh của bạn tăng lên nếu bạn:

  • Là phụ nữ ngoài 60 tuổi;
  • Bị rối loạn tự miễn;
  • Có một người thân, như cha mẹ hoặc ông bà, mắc một bệnh tự miễn;
  • Đã được điều trị bằng xạ trị i-ốt hoặc thuốc ức chế tuyến giáp;
  • Chiếu bức xạ ở cổ hoặc phần ngực trên;
  • Đã từng phẫu thuật tuyến giáp (một phần tuyến giáp);
  • Đã từng mang thai hoặc sinh con trong vòng sáu tháng qua.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh suy giáp?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, khám tổng quát và các xét nghiệm máu để đo lường lượng hormone tuyến giáp. Ngoài ra, bạn cũng có thể được yêu cầu thực hiện scan tuyến giáp hoặc siêu âm để lấy những hình ảnh của tuyến giáp. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn gặp một chuyên gia tuyến giáp (chuyên gia nội tiết).

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh suy giáp?

Thuốc có thể thay thế những hormone mà cơ thể không tiết ra. Thuốc không đắt, rất hiệu quả và có rất nhiều liều lượng khác nhau để điều trị đúng cách cho mỗi bệnh nhân. Mục đích là cung cấp cơ thể đủ lượng hormone để cơ thể hoạt động bình thường.

Các loại thuốc thay thế hormone tổng hợp tuyến giáp hoặc levothyroxine, nên được sử dụng hàng ngày vì cơ thể cần được cung cấp một lượng thuốc mới mỗi ngày. Các xét nghiệm máu thường xuyên sẽ bảo đảm liều lượng dùng thuốc chính xác cho bạn. Hormone tổng hợp được sử dụng đúng liều sẽ không gây ra tác dụng phụ. Liều lượng thuốc quá cao có thể gây ra các biến chứng, căng thẳng, run rẩy, loãng xương và tăng sự đi tiêu. Các triệu chứng này nên là dấu hiệu thúc đẩy bạn làm các xét nghiệm máu để kiểm tra liều dùng thuốc của bạn có nên thay đổi hay không.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh suy giáp?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh nhược giáp:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Không ngưng dùng thuốc vì bạn thấy khỏe hơn trừ khi bác sĩ đồng ý. Bệnh suy giáp thường cần được điều trị suốt đời.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

 

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!