Tái phát quai bị: Bình thường hay bất thường?

Kiến Thức Y Học - 01/16/2025

Bất cứ ai dù ở độ tuổi, giới tính hay ngành nghề nào thì đều có thể mắc bệnh quai bị bởi đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến và rất dễ phát tán thành dịch. Thông thường, mỗi người chỉ mắc bệnh này một lần trong đời và không bị tái phát. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người nghi ngờ mình có dấu hiệu bị tái phát quai bị, vậy điều này là bình thường hay bất thường? Lily & WeCare sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Bất cứ ai dù ở độ tuổi, giới tính hay ngành nghề nào thì đều có thể mắc bệnh quai bị bởi đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến và rất dễ phát tán thành dịch. Thông thường, mỗi người chỉ mắc bệnh này một lần trong đời và không bị tái phát. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người nghi ngờ mình có dấu hiệu bị tái phát quai bị, vậy điều này là bình thường hay bất thường? Lily & WeCaresẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Tính truyền nhiễm nguy hiểm của bệnh quai bị

Là bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, bệnh quai bị thường gặp ở đối tượng là trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, những người ở tuổi trưởng thành hơn cũng có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào dù tỉ lệ này là khá thấp.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh quai bị là do một loại virus paramyxovirus làm nhiễm trùng tuyến nước bọt. Song, mức độ nguy hiểm của nó lại là do khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp trong khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi. Người mắc bệnh quai bị thường là những người có sức đề kháng yếu nên virus dễ dàng tấn công. Ngoài ra, một số loại thuốc như thiouracil, phenylbutazone, các loại thuốc chứa I- ốt gây viêm, sưng mang tai cũng có thể gây ra các phản ứng khiến người dùng bị quai bị.

Bệnh quai bị có các biểu hiện cụ thể sưng tấy tuyến nước bọt ở vùng mang tai kèm theo các cơn sốt nhẹ và những chỗ sưng không có hiện tượng đỏ hay bóng hay xuất hiện mủ.

Tái phát quai bị: Bình thường hay bất thường?

Vì quai bị là bệnh lý lành tính nên người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Nếu không có biến chứng gì thì người bệnh có thể phục hồi sau 7 đến 10 ngày điều trị kể từ khi phát hiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách thì bệnh có nguy cơ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tủy cấp, viêm não, viêm buồng trứng và nghiêm trọng nhất đối với nam giới là biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh có khả năng dẫn đến vô sinh.

Có trường hợp tái phát quai bị không?

Bệnh quai bị thường bùng phát thành dịch vào thời điểm cuối đông đầu xuân, tầm tháng 4 tháng 5. Những nhiều người sau khi bị ở thời điểm này lại thấy có dấu hiệu bị lại nên thường hoang mang không biết đây là hiện tượng bình thương hay bất thường.

Lily & WeCarecó thể khẳng định ngay rằng, mỗi người chỉ có một lần duy nhất mắc bệnh quai bị và không có tình trạngtái phát quai bịlần hai. Bởi sau một lần bị virus paramyxovirus tấn công thì cơ thể chúng ta sẽ tự động sinh ra hệ miễn dịch với chủng virus này đến cuối đời.

Tái phát quai bị: Bình thường hay bất thường?

Những căn bệnh có thể khiến người bệnh nhầm tưởng tái phát quai bị

Một số người từng bị bệnh quai bị khi gặp một số triệu chứng tương tự như sưng vùng gần tai, sốt thì cho rằng mình bị tái phát quai bị. Tuy nhiên, có một loại bệnh lý cũng có dấu hiệu y hệt như quai bị chính là bệnh viêm tuyến nước bọt. Bệnh này do vi khuẩn và sỏi tuyến nước bọt gây nên và nó có khả năng tái phát rất nhiều lần. Bệnh viêm tuyến nước bọt cũng khiến người bệnh bị sưng 2 bên mặt, quai hàm và cảm giác đau đớn mỗi lần nuốt nước bọt. Đây chính là lý do khiến nhiều người bị nhầm lẫn với quai bị.

So với quai bị thì viêm tuyến nước bọt mang tai không có những biến chứng nguy hiểm, nó chỉ khiến người bệnh có cảm giác sưng và đau khó chịu. Nếu không chữa thì bệnh có thể tái phát liên tục trong thời gian ngắn. Đã có trường hợp tái phát 5 lần chỉ trong 2 năm và cũng bị nhầm tưởng là bệnh quai bị tái phát.

Như vậy, hiện tượng tái phát quai b không xảy ra đối với những người đã từng mắc. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ thì hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế kiểm tra để xác định rõ thể bệnh, tránh để tâm lý lo lắng vì những ám ảnh bệnh quai bị đã từng phải trải qua.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!