Tại sao bị tê buồn chân tay?

Y Học Cổ Truyền - 04/25/2024

Tê buồn chân tay là hiện tượng khá phổ biến, từ những dạng tê thông thường, nhất thời đến tình trạng nghiêm trọng kèm theo cảm giác đau buốt, khó chịu. Nếu thường xuyên gặp tình trạng này thì đây là cảm giác bất thường của nhiều nguyên nhân bệnh lý và sinh lý gây ra.

Tê buồn chân tay là hiện tượng khá phổ biến, từ những dạng tê thông thường, nhất thời đến tình trạng nghiêm trọng kèm theo cảm giác đau buốt, khó chịu. Nếu thường xuyên gặp tình trạng này thì đây là cảm giác bất thường của nhiều nguyên nhân bệnh lý và sinh lý gây ra.

Tại sao bị tê buồn chân tay?

Bệnh tê buồn chân tay

Nhiều người thường thấy có hiện tượng chân tay hay bị tê buồn, nhức mỏi. Nếu thỉnh thoảng chỉ bị tê một lúc khi ngồi quá lâu thì cũng không quá khó chịu, nhưng họ lại thấy hiện tượng này thường xuyên xảy ra, với cảm giác tê, mỏi, buồn dưới da, trong xương cốt.

Với cách nhìn nhận của Y học cổ truyền, tê nhức chân tay hay còn gọi là tê bì (ma mộc) với các triệu chứng rối loạn cảm giác ở tay, chân và chia thành 2 mức độ. Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần nhưng vẫn cảm nhận được kích thích và có thể sinh hoạt bình thường. Bì (mộc) là giai đoạn sau của tê, khi đó tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn. Người bệnh không còn cảm nhận được kích thích, khó cử động.

Tại sao bị tê buồn chân tay?

Theo Đông y, tê nhức chân tay thường gặp khi sức khỏe giảm sút, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị tác động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, khí huyết kém lưu thông, gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh, tê buốt, co mỏi, các khớp đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi.

Người cao tuổi, người phải làm công việc khuân vác nhiều, người chạy xe ôtô, xe máy nhiều giờ, công nhân làm việc thường xuyên phải tiếp xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt hay nhân viên văn phòng ít vận động, ngồi máy lạnh nhiều là những đối tượng dễ bị tác động bởi gió, lạnh, ẩm và dễ bị tê nhức chân tay. Đặc biệt, thời tiết thay đổi, nắng mưa, gió lạnh thất thường cũng khiến mức độ tê nhức tăng lên nhiều.

Theo các bác sĩ,tê buồn chân tay phản ánh nhiều vấn đề về sức khỏe như: tình trạng huyết áp thấp, ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa chức năng, viêm khớp, triệu chứng sớm của tâm thần...

Hiện tượng tê buồn chân tay cũng phản ánh tình trạng thiếu chất của cơ thể. Việc khắc phục hiện tượng này có thể thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập, nhưng quan trọng nhất là phải điều trị dứt điểm các căn bệnh là nguồn gốc dẫn đến hiện tượng này.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượngtê buồn chân tay, một hiện tượng gây khó chịu cho khá nhiều người.

Nguyên nhân do sinh lý

- Ðôi khi đứng quá lâu, ngồi xổm, ngồi vắt chân lên nhau hay ở một số các tư thế khác làm máu khó lưu thông, bị ứ đọng, sinh ra các chất axit, làm chân tay bị tê buốt.

- Lao động quá sức.

- Do thời tiết thay đổi bất ngờ khiến đề kháng yếu, khí huyết ứ đọng.

Nguyên nhân do bệnh lý

Nếu biểu hiện xảy ra thường xuyên và gây khó chịu với cuộc sống có nghĩa rằng bạn đang có nguy cơ mắc những bệnh lý sau:

- Hội chứng chèn ép dây thần kinh: Đây là hội chứng thường gặp ở những người mắc bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm đa khớp, viêm vai gáy...

- Rối loạn chuyển hóa: Một số bệnh lý dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa làm cho các nơron thần kinh bị rối loạn hoạt động, cho đến khi chúng bị phá hủy một phần như bệnh đái tháo đường, bệnh suy tuyến giáp, thiếu vitamin B12...

- Tê bì chân tay là biểu hiện sớm nhất của biến chứng thần kinh do đái tháo đường. Hậu quả đầu tiên của biến chứng thần kinh và mạch máu sớm nhất ở đái tháo đường đó là người bệnh phải chịu thiệt thòi, đau đớn, tê buốt, giảm chất lượng cuộc sống. Nếu không để ý điều trị chứng tê bì chân tay từ sớm khi đó sẽ nặng dần lên.

- Khối u (u lympho, u dây thần kinh, ung thư phổi...), nhiễm trùng, hoặc thậm chí là các chấn thương...

- Bệnh đa xơ cứng cũng có thể dẫn tới chứng tê buồn chân tay, nhức mỏi.

Chính vì vậy, cần phải tới bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám để được chẩn đoán tốt nhất.

Tại sao bị tê buồn chân tay?

Biểu hiện thường gặp do bệnh lý gây ra

- Hai bàn tay bị tê, tê buốt cả cánh tay đến các ngón tay. Cảm giác tê rần như bị châm chích.

- Tê bì, nhức mỏi cánh tay, bàn tay, các ngón tay đặc biệt là sau khi ngủ dậy.

- Cả chân và tay bị tê cứng. Cảm giác tê tăng dần, lan dần ra bàn tay, cổ tay... và tương tự như vậy ở chi dưới.

- Tay chân tê bì, nhức mỏi về tối và đêm.

Điều trị tê buồn chân tay

Phương pháp điều trị chứng bệnh này khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cơ thể của người bệnh.

Điều trị bằng Tây Y

- Trong Tây y hiện nay, phương pháp chủ yếu được áp dụng để điều trị bệnh tê bì chân tay là sử dụng các loại thuốc giảm đau đơn thuần hay các loại giảm đau, kháng viên thuốc nhóm non-steroid. Trong một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng một số thuốc thuộc nhóm corticoid. Tác dụng giảm đau điều trị viêm nhưng không điều trị triệt để từ căn nguyên của bệnh tê bì nhức mỏi chân tay. Thuốc tây thông thường chỉ có tác dụng giảm đau, giảm bớt các triệu chứng lâm sàng.

- Thông thường sử dụng thuốc Tây Y chỉ có tác động tức thời nhưng đối với người cao tuổi thường gây nên tác dụng phụ rất nhiều.

Điều trị bằng liệu pháp Đông Y

Vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu

Người bệnh đã từng điều trị bằng phương pháp này đều biết, trong thời gian điều trị người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn nhưng sau đó thường các triệu chứng lại xuất hiện trở lại. Do vậy người bệnh điều trị theo phương pháp này cần phải có tình kiên trì và tuân thủ theo liệu trình điều trị bệnh.

Dùng thuốc đông y

Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, dưỡng gân bổ cốt góp phần hỗ trợ điều trị đau mỏi vai gáy. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng tiêu viêm, khôi phục các thương tổn, thúc đẩy tế bào xương tái sinh hình thành xương mới dần dần làm cho khớp vai khôi phục chức năng bình thường, từ đó đạt được mục đích hỗ trợ điều trị bệnh .

Các bài thuốc trị tê buồn chân tay theo dân gian

  • Đắp ngải cứu trắng: Rửa sạch ngải cứu trắng, cho vào một cái nồi hoặc chậu nhỏ. Thêm vào nồi 1 ít muối trắng rồi đổ nước sôi cho ngập ngải cứu. Đợi cho ngải cứu tái và mềm là dùng được. Cần đắp khi ngải cứu còn ấm nóng, nhiệt của nước nóng cùng với tính nóng của ngải cứu sẽ làm vết sưng tấy tan bớt, mạch máu được giãn nở giúp máu lưu thông.
  • Nước gừng ngâm muối: Vào mùa đông, chân tay bị phát cước (chân tay sưng phồng do trời quá lạnh), dùng cách này cũng có thể cải thiện tình hình rất tốt. Gừng thái lát hoặc đập dập, băm nhỏ cho vào một cái thau nhỏ. Cho thêm vào thau một thìa muối hạt và nước ấm nóng. Hàng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chân trong nước gừng và muối trong khoảng 30 phút.
  • Sắc cỏ trinh nữ: Cỏ trinh nữ có thể dùng tươi trực tiếp hoặc phơi khô để dùng dần. Có thể sắc cỏ trinh nữ để làm thuốc uống.

Tại sao bị tê buồn chân tay? Cỏ trinh nữ.

Biến chứng của tê buồn chân tay

  • Biến dạng bàn chân
  • Loét chân
  • Bị teo cơ, liệt nhẹ
  • Hoại tử

Hiện tại, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn phương pháp Đông Y Việt Nam để điều trị căn bệnh này. Phương Pháp Đông Y điều trị triệt để căn nguyên, làm từ nguồn gốc thảo dược ngay tại Việt Nam.

Có thể nói tê chân tay là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh song có khi là dấu hiệu tê sinh lý bình thường. Triệu chứng tê bì kéo dài, thường xuyên xảy ra và tiến triển nặng hơn thì nên được khám để điều trị sớm các bệnh lý. Tránh hiện tượng teo cơ dẫn tới liệt. Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng... để phòng ngừa bệnh.

Bài viết được Bác sĩ Đông Y bảo trợ thông tin

Hiền Trần

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!