Muỗi vằn có thể mang theo vi rút sốt xuất huyết lây truyền sang người. Nhưng vì sao muỗi lại không thể mang theo vi rút HIV truyền sang người? Hãy cùng tìm hiểu vì sao muỗi không thể lây nhiễm HIV sang người dù chúng vừa mới hút máu từ người bị nhiễm HIV/AIDS.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), căn bệnh HIV/AIDS đã giết chết khoảng 1,6 triệu người mỗi năm. Con đường lây bệnh của căn bệnh thế kỷ này chủ yếu là do qua đường tình dục - quan hệ tình dục không được bảo vệ, đường máu - sử dụng chung kim tiêm bẩn, truyền máu...
Các nhà khoa học đã chỉ ra, muỗi không phải là những "chiếc kim tiêm biết bay" nên không thể lây nhiễm HIV sang cho người. Dù muỗi hút máu và truyền một số loại bệnh từ người này sang người khác nhưng đáng chú ý là các nhà khoa học đã chỉ ra rằng muỗi không truyền theo HIV.
Muỗi truyền một số loại bệnh nhưng không lây nhiễm HIV . Nghiên cứu của các nhà khoa học Hoa Kỳ và nhà côn trùng học Joe Conlon khẳng định: "...loài muỗi không thể truyền vi rút HIV được". Conlon giải thích: khi muỗi đốt người, nó đã hút máu vào trong ruột của nó; tại đây, axít trong dạ dày của muỗi đã tiêu diệt HIV.
Mặt khác trước khi hút máu, muỗi tiết nước bọt có chất chống đông để giúp cho nó hút máu dễ dàng hơn; tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi; tuyến hút máu có cấu trúc phức tạp, không giống như một ống kim tiêm. Kết quả là, máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt.
Colon nói rõ: "Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virut. Virut có thể tồn tại trong cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị muỗi đốt không lây nhiễm HIV".
Bên cạnh đó còn có một số lý do khác cũng chứng minh rằng muối không phải là tác nhân khiến HIV/AIDS lan truyền nhanh hơn trong cộng đồng người.
Virus HIV vào trong muỗi bị muỗi tiêu hóa trung bình mất 1-2 ngày là hết. Không giống nhưng kí sinh trùng sốt rét chúng nhanh chóng thoát khỏi hệ tiêu hóa rồi đến tuyến nước bọt của muỗi để xâm nhập vào người khác qua lần đốt tiếp theo.
Lượng virus HIV lưu hành trong máu thấp, khoảng 70-80% dưới ngưỡng phát hiện ra (undetectable level). Lượng virus HIV một con muỗi hút được chỉ bằng 1/10 triệu so với số lượng virus HIV từ 1 lần chích. Như vậy theo cách tính trên thì bạn phải bị 10 triệu con muỗi có chứa virus HIV đốt thì mới bị nhiễm HIV.
Tuy nhiên, muỗi lại có khả năng lây truyền ký sinh trùng sốt rét và một số virut gây bệnh khác, là do ký sinh trùng sốt rét và các virut này có thể phát triển trong ruột muỗi, sau đó di chuyển tới tuyến nước bọt và lây nhiễm sang người bị muỗi đốt.
Những con đường không thể lây nhiễm HIV/AIDS
Hôn
Bạn có thể thắc mắc: Nói thế đơn giản quá. Hôn thì cũng có nhiều kiểu hôn... Hôn má, hôn môi, hôn lưỡi". Vậy thì sao?
Hôn má tất nhiên không làm lây nhiễm HIV, bởi chỉ có sự tiếp xúc giữa da của hai người. Hôn môi cũng không làm cho ai nhiễm HIV.
Còn đối với hôn sâu được nhiều người thắc mắc nhất. Sẽ rất buồn nếu mỗi lần say đắm lấn sân thì lại thót tim: "Không biết có lây AIDS không nhỉ? Nước bọt trộn lẫn liệu có lây không?" Đừng quá lo lắng. Các nhà khoa học đã phân tích thành phần các chất dịch của cơ thể và kết luận rằng nước bọt của người mang vi rút HIV chỉ chứa trong đó lượng vi rút rất nhỏ, do đó không thể truyền HIV được.
Chỉ có trường hợp hai người cùng bị loét, xước da ở trong miệng hay chảy máu răng mà hôn sâu làm tiếp xúc máu thì mới có khả năng lây thôi.
Tiếp xúc thông thường
Muốn truyễn sang một người nào đó thì vi rút HIV phải đi vào đường máu của người đó. Chính vì vậy mà tiếp xúc thông thường không thể lây nhiễm HIV. Tất cả các kiểu tiếp xúc như cùng ăn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, hôn, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không có quan hệ tình dục!), làm việc cùng cơ quan, đi xe đạp mượn, dùng chung nhà vệ sinh, cắt tóc... đều không làm cho ai bị lây nhiễm HIV của người khác.
Dịch vụ xét nghiệm HIV chính xác đảm bảo giữ kín danh tính người bệnh
Với xét nghiệm HIV, hầu hết bệnh nhân đều giấu giếm, không muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, sợ xã hội miệt thị, một phần vì bệnh viện nào cũng quá tải, mất thời gian chờ đợi đến lượt và ở bệnh viện có nhiều nguồn bệnh lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vậy nên làm cách nào để xét nghiệm HIV không để lộ thông tin cá nhân mà cũng không cần đến bệnh viện?
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình bị nhiễm HIV, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- Xét nghiệm HIV hoàn toàn ẩn danh, mọi thông tin đều được bảo mật.
- Với xét nghiệm tại nhà ở Xander, bạn được làm xét nghiệm tại nhà, sẽ không còn phải mệt mỏi chờ xếp hàng đến lượt hay làm những thủ tục hành chính rườm rà ở bệnh viện.
- Mẫu xét nghiệm được xử lý 100% tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ươngvới các thiết bị xét nghiệm hiện đại hàng đầu cả nước cùng các bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm làm việc.
- Được trả kết quả tận nơi với địa chỉ bạn đã đăng kí. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
- Hỗ trợ đặt khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Bà bầu bị sốt xuất huyết trong ba tháng đầu có giữ được con không?
Những triệu chứng ngoài da của HIV nhìn là biết
Tuyệt chiêu "giường chiếu" khiến chàng "dính" một lần là say bạn cả đời
Lần đầu tiên khi hôn điều gì sẽ xảy ra với cơ thể
Làm sao để quan hệ lần đầu mà không bị đau?
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm HIV ẩn danh của Xander được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Việt Nam phát hiện hơn 3.500 ca mắc HIV mới
- Bạch cầu lympho giảm có phải do nhiễm HIV?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!