Tại sao ung thư tuyến tụy rất nguy hiểm?

Cần biết - 03/29/2024

Khi mọi người già đi, nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy sẽ tăng lên. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh khi bước qua độ tuổi 45.

Tại sao ung thư tuyến tụy rất nguy hiểm?

Ung thư tuyến tụy là một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ vào năm 2018, sau ung thư phổi và ung thư đại trực tràng, theo Viện Ung thư Quốc gia ở Mỹ.

Khoảng 95% những người bị ung thư tuyến tụy sẽ phải chết vì trong giai đoạn đầu, khi khối u có thể điều trị được thì thường bệnh nhân không có triệu chứng. Nó chỉ có thể được phát hiện khi xảy ra tình trạng đau bụng hoặc vàng da. Hiện nay cũng không có công cụ sàng lọc chung.

Khi mọi người già đi, nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy sẽ tăng lên. Hầu hết các ca mắc bệnh về tuyến tụy đều trên 45 tuổi và 90 % trong số đó trên 55 tuổi.

Đàn ông có khả năng mắc ung thư tuyến tụy cao hơn so với phụ nữ, điều này có thể một phần do việc sử dụng thuốc lá ở nam giới.

Tại Mỹ, người ta thống kê rằng, khả năng mắc bệnh là khoảng 1 trên 63 đối với nam và 1 trên 65 đối với nữ. Ngoài ra còn có một mối liên hệ đáng chú ý với chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng phát triển ung thư tuyến tụy hơn người da trắng.

Tại sao ung thư tuyến tụy rất nguy hiểm?

Ung thư tuyến tụy là gì?

Tuyến tụy là một cơ quan nằm sâu trong ổ bụng và là một phần không thể thiếu của cả hệ thống tiêu hóa và nội tiết. Nó tiết ra hormone để điều hòa cơ thể và các enzyme tiêu hóa để phá vỡ thức ăn.

Có hai loại ung thư tuyến tụy: khối u ngoại tiết và khối u nội tiết.

U ngoại tiết chiếm phần lớn các ca ung thư tuyến tụy và hình thức phổ biến nhất được gọi là ung thư tuyến, bắt đầu trong các tế bào tuyến, thường là trong các ống dẫn của tuyến tụy. Những khối u này nếu được phát hiện sớm, chúng có thể được điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật.

Các khối u thần kinh tụy chỉ chiếm 1% trong tất cả các loại ung thư tuyến tụy. Chúng có thể là lành tính hoặc ác tính, nhưng sự khác biệt thường không rõ ràng và đôi khi chỉ rõ ràng khi ung thư đã lan ra ngoài tuyến tụy.

Tỷ lệ sống sót sau năm năm đối với các khối u thần kinh có thể dao động từ 50% đến 80%, đối với ung thư biểu mô tuyến thì tỷ lệ sống sót là dưới 5%.

Tại sao ung thư tuyến tụy rất nguy hiểm?

Những lựa chọn điều trị

Ung thư tuyến tụy thường chỉ được điều trị thông qua phẫu thuật cắt bỏ và chỉ thành công khi được phát hiện sớm, trước khi nó lan rộng.

Hai loại thuốc được phê duyệt vào năm 2011 có thể giúp bệnh nhân có khối u thần kinh tụy ngăn chặn việc cung cấp máu và chuyển hóa của các tế bào khối u là Everolimus và Sunitinib malate.

Tuy nhiên những loại thuốc này lại có các tác dụng phụ tiềm ẩn rất nghiêm trọng như các vấn đề về phổi hoặc hô hấp, nhiễm trùng và suy gan, thận có thể dẫn đến tử vong.

Tương lai của điều trị

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu về cách thức mà khối u tụy phát triển và lan rộng. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cũng có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào việc tìm kiếm các phương pháp điều trị tốt hơn, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch, cải thiện phẫu thuật và xạ trị.

Một dòng nghiên cứu khác tập trung vào việc tìm kiếm dấu ấn sinh học của ung thư tuyến tụy để có thể phát hiện sớm thông qua xét nghiệm máu hoặc nước tiểu đơn giản.

Không giống như sàng lọc các tình trạng khác như ung thư ruột kết, ung thư vú và tuyến tiền liệt, không có cách nào để kiểm tra thường xuyên xem liệu bệnh nhân có khối u trong tuyến tụy hay không.

Trong tương lai, giới y khoa cho rằng sẽ phát hiện ung thư tuyến tụy thông qua sử dụng thông tin bộ gen.

*Theo CNN

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!